Có nên trám răng bằng Composite hay không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều bác sĩ áp dụng, mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề khiến nhiều người hoài nghi có nên trám răng bằng Composite hay không? Cùng Vicare tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Có nên trám răng bằng Composite hay không? Có nên trám răng bằng Composite hay không?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp thẩm mỹ răng được nhiều bác sĩ áp dụng, mang lại hiệu quả cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề khiến nhiều người hoài nghi có nên trám răng bằng Composite hay không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trám răng bằng Composite là như thế nào?

Trám răng bằng Composite là phương pháp mới hiện đại, được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi. Là phương pháp sử dụng chất liệu composite có màu giống với men răng, để trám vào vị trí tổn thương, vị trí khiếm khuyết trên răng của bệnh nhân. Đem lại hàm răng trắng xinh, lấy lại hình dạng đẹp ban đầu của răng.

Quy trình thực hiện trám răng bằng composite

  • Bệnh nhân được khám để xác định tình trạng tổn thương của răng.
  • Bệnh nhân có vấn đề về tủy, sẽ được điều trị tủy trước khi thực hiện trám răng.
  • Bác sĩ thực hiện thủ thuật đưa composite trám bằng dụng cụ nha khoa, tạo hình miếng trám phù hợp, tạo cấu trúc đẹp, tốt cho ăn nhai cho răng của bạn.
  • Bác sĩ chiếu ánh sáng laze để làm đông cứng lại vật liệu composite.

Thực hiện trám răng bằng composite là một công nghệ hiện đại, nên được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp như ý, hạn chế tai biến sau khi thực hiện thủ thuật này.

Có nên trám răng bằng Composite hay không?

Hiện nay có nhiều phương pháp thẩm mỹ cho răng, vậy có nên trám răng bằng Composite hay không? Chúng tôi xin trả lời bạn là nên, tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh cảnh của bệnh nhân, để tìm ra phương pháp phù hợp với từng đối tượng.

Phương pháp trám răng bằng Composite, khắc phục được nhiều nhược điểm của những phương pháp trám răng cũ. Hãy cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này.

vicare.vn-co-nen-tram-rang-bang-composite-hay-khong-body-1

Một số ưu điểm của vật liệu dùng để trám răng bằng Composite

Composite là chất liệu tổng hợp đã được sử dụng rộng rãi từ lâu, những năm 90 đến nay, được dùng để hàm trám tốt hơn các vật liệu thay thế hàm trám khác.

Composite dễ dàng thao tác, giúp bác sĩ nha khoa thực hiện trám răng hiệu quả, áp dụng được cho nhiều kiểu răng với những lỗi khiếm khuyết khác nhau.

Composite có màu tương tự màu răng thật, nên khi thực hiện trám, ít gây ra sự chênh lệch tông màu răng.

Độ bền của composite khá tốt, chịu được lực cắn nhai khá tốt, trong thời gian duy trì được nhiều năm.

Chống chịu ăn mòn khá tốt.

Không gây độc hại cho cơ thể.

Chất liệu có giá thành rẻ hơn so với các chất liệu trám khác trên thị trường.

Chỉ thực hiện 1 lần có hiệu quả ngay, không cần phải làm đi làm lại nhiều lần.

Phục hồi hình dáng răng mẻ, răng sứt, ...

Một số nhược điểm khi trám răng bằng Composite

Miếng trám Composite dạng xốp, dễ ngấm màu thực phẩm, ngấm nước bọt gây hôi miệng.

Sau một thời gian sử dụng, màu của vật liệu Composite có thể ngả màu, không như ban đầu.

Composite là chất liệu nhựa tổng hợp, nên có thể giãn nở dưới tác dụng của nhiệt. Lúc này, men răng và chất liệu composite trở thành không tương đồng, kết nối kém, có thể dẫn đến tình trạng trượt khỏi nhau, dời khỏi nhau tạo nên những kẽ hở.

Nếu dùng liên tục những lực cắn quá mạnh, vượt quá sức chịu miếng trám. Sẽ khiến miếng trám bị bong ra, nhất là miếng trám vùng rìa răng.

Khi trám, bác sĩ phải tạo độ bám cho chất liệu bằng cách tạo lỗ hàn giữa chất trám và răng bệnh nhân. Vì thế, hiện nay chưa có loại trám hàn chặt vào men răng, ngà răng.

Composite không thể thay thế men, ngà răng. Nên khi có thói quen ăn nhai những thức ăn dạng cứng thường xuyên, có thể gây sứt mẻ miếng trám composite.

Những trường hợp áp dụng trám răng bằng Composite

vicare.vn-co-nen-tram-rang-bang-composite-hay-khong-body-2
  • Trường hợp răng sâu, mòn cổ răng có nguy cơ tổn thương đến tủy.
  • Răng bị sứt mẻ, răng cách thưa, răng bị thiếu men răng.
  • Hoặc là trường hợp bạn muốn thay thế miếng trám cũ bằng vật liệu composite.

Bạn cần lưu ý, phải điều trị các bệnh về răng, các bệnh về tủy khỏi trước khi thực hiện trám răng bằng composite để có kết quả tốt nhất sau một lần trám răng. Không gây những biến chứng về sau, không gây đau buốt răng.

Chăm sóc răng sau khi trám bằng Composite

Sau khi trám răng, bạn cần thực hiện một số việc để giữ được miếng trám lâu nhất và không gây đau như dưới đây:

  • Tránh để răng tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không được cắn đồ cứng trong những ngày đầu.
  • Nên ăn đồ ăn lỏng, mềm, dễ nhai, nguội để bảo vệ răng, không làm kích ứng tủy răng.
  • Trường hợp sau 1 tuần, vẫn cảm thấy đau nhức răng, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để khám và điều chỉnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, nhất là sau khi ăn tầm khoảng 30 phút.
  • Chải răng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
  • Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng sau khi đánh răng. Tránh cho chỉ vào khe vết trám, có thể khiến miếng trám bong ra.
  • Không sử dụng tăm để xỉa răng.
  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng cho răng sau khi trám để đảm bảo tốt nhất.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần sẽ tốt cho sức khỏe răng miệng hơn.
  • Đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, và thăm khám răng thường xuyên hơn sau khi thực hiện trám răng.
  • Bạn có thể massage nhẹ nhàng cho lợi đơn giản bằng lưỡi của mình, giúp lợi lưu thông máu tốt hơn, nhất là sau khi thực hiện trám răng.
  • Quan trọng là sau khi thực hiện không bị ê buốt, không bị là điều quan trọng nhất. Các bạn nên chú ý vấn đề này.

Trám răng bằng composite là phương pháp thẩm mỹ được áp dụng khá nhiều hiện nay, khắc phục được nhiều trường hợp sức mẻ răng, răng chuột, thiếu men răng ... Mang lại hình dạng răng ban đầu, đẹp hơn, sáng hơn, giúp khách hàng tự tin hơn. Câu hỏi có nên trám răng bằng Composite hay không, bây giờ chắc mọi người đã có câu trả lời cho riêng mình. Chúc quý độc giả có một hàm răng trắng xinh và khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Nên hàn răng hay bọc răng?
  • Bọc răng sứ có hết hô không?
  • Răng sâu có bọc sứ được không?