Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
Sỏi túi mật là một trong những bệnh lý hay gặp nhất của bệnh lý đường tiêu hóa. Đa số các bệnh nhân mắc sỏi túi mật đều không có triệu chứng. Vậy có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
Sỏi túi mật là gì?
Sỏi túi mật là bệnh tạo sỏi trong túi mật, do quá trình hình thành và lắng đọng của dịch mật. Sỏi túi mật thường là sỏi cholesterol, loại sỏi này không cản quang và thường chỉ có một viên, màu vàng sẫm, hình bầu dục hoặc tròn. Sỏi ở vị trí này thường không gây cơn đau quặn gan. Do các rối loạn bài tiết mật nên cũng gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của tuyến tụy do đó bệnh nhân thấy xuất hiện cảm giác đầy tức vùng mạn sườn phải hoặc vùng thượng vị, hoặc bệnh nhân có các cảm giác nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Nếu như kèm theo viêm nhiễm có thể xuất hiện sốt, đau vùng hạ sườn phải, ấn điểm túi mật đau, có thể sờ thấy túi mật.Các yếu tố nguy cơ tạo sỏi túi mật:
- Tuổi: tỷ lệ sỏi túi mật tăng theo tuổi. Sỏi túi mật ở trẻ em do tán huyết, dị dạng bẩm sinh: rối loạn hồi tràng, hội chứng ruột ngắn...
- Yếu tố di truyền và chủng tộc
- Giới tính và môi trường hormon: Tỉ lệ sỏi túi mật ở nữ cao gấp 4 lần ở nam.
- Béo phì: Béo phì làm tăng tỉ lệ sỏi túi mật, có sự tăng tiết cholesterol của gan so với acid mật và lecithine.
- Các yếu tố khác: Tăng lipid máu, đái tháo đường, hồi tràng bất thường hoặc bị cắt bỏ.
Sỏi túi mật gây ra các triệu chứng chủ yếu do sỏi tắc nghẽn ống túi mật. Khoảng 1-3% bệnh nhân xuất hiện viêm túi mật cấp. Chỉ có khoảng 20% trường hợp bệnh nhân có triệu chứng hoặc biến chứng cần điều trị. Bệnh nhân sỏi túi mật có triệu chứng có thể biểu hiện bằng các ca lâm sàng như: Cơn đau quặn mật, viêm túi mật cấp tỉ lệ 20-35% trường hợp cắt túi mật, viêm túi mật cấp.
Triệu chứng của sỏi túi mật thường thấy như xuất hiện các cơn đau quặn mật thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng, các cơn đau lâu, đau liên tục, đôi lúc có thể làm bệnh nhân ngừng thở. Bệnh nhân sẽ thấy đau ở vùng thượng vị hoặc vùng bụng trên phải, họ có thể nhầm lẫn là viêm loét dạ dày - tá tràng khi thấy xuất hiện đau ở vùng thượng vị. Các cơn đau thường xuất hiện trong vài tiếng sau khi ăn, hoặc có thể xuất hiện đau về đêm. Đôi khi có các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn, nôn.
Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
Các biến chứng mà sỏi túi mật có thể gây ra như: Nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật mủ, viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, thấm mật phúc mạc, viêm tụy cấp do sỏi mật, tắc ruột do sỏi mật, ung thư túi mật...
Vậy nên mục tiêu quan trọng, hàng đầu của điều trị sỏi túi mật là làm thông đường mật, giúp lưu thông dịch mật nhằm hạn chế các biến chứng do sỏi túi mật gây ra.
Hầu hết các trường hợp phát hiện sỏi túi mật tùy theo tình trạng bệnh sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Với những bệnh nhân phát hiện sỏi túi mật không có triệu chứng thì việc cắt sỏi túi mật và các phương pháp điều trị khác là không rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng không cần thiết phải cắt sỏi túi mật khi phát hiện, trừ các trường hợp bệnh nhân có nguy cơ cao xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện dấu hiệu của bệnh. Sỏi túi mật tiến triển rất thầm lặng và thường không xuất hiện triệu chứng. Ngoài việc khám sức khỏe chúng ta nên ăn uống và tập luyện sức khỏe điều độ.
Xem thêm:
- Mổ sỏi túi mật ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay?
- Triệu chứng ung thư túi mật
- Ngô trị bệnh cao huyết áp và viêm túi mật