Có nên điều trị giãn phế quản bằng thuốc nam?
Bệnh giãn phế quản là trạng thái bệnh lý của các phế quản có hiện tượng bị giãn rộng toàn bộ hay giãn rộng từng phần, đồng thời xảy ra tình trạng các lớp cơ đàn hồi của phế quản bị tổn thương do viêm nhiễm hoặc các tác nhân vật lý gây tắc đường hô hấp. Hiện nay, cả Tây y và Đông y đều có phương pháp để điều trị căn bệnh này. “Có nên điều trị giãn p
Có nên điều trị giãn phế quản bằng thuốc nam?
hế quản bằng thuốc nam?” – hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Bệnh giãn phế quản trong Đông y
Theo Đông y, bệnh giãn phế quản thuộc phạm trù nằm trong các chứng bệnh Khái Thấu, Khái Huyết.
Bệnh phát sinh chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên và nhi đồng, và thường xuất hiện ở nam nhiều hơn là ở nữ. Đặc điểm chủ yếu để có thể nhận dạng ra bệnh đó là ho có đờm và lượng đờm rất nhiều (50-100ml/ngày). Cơn ho có thể xảy ra liên tục và hãy xảy ra nhất là vào buổi sáng. Trong đờm có cả dịch nhầy lẫn mủ và đôi khi chỉ có mủ. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị ngộp thở, khó thở và ho ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh theo Đông y được giản lược là do 2 yếu tố: ngoại nhân và nội nhân.
- Ngoại nhân là do cảm phải phong hàn, phong nhiệt, tà nhập vào phế hóa nhiệt, nhiệt đốt tân dịch kết thành đờm.
- Nội nhân là do cơ thể bệnh nhân vốn Tỳ hư, đờm thấp nội sinh cũng tích tại Phế gây nên ho đờm nhiều. Ngoài ra, nhiệt tích tại Phế lâu ngày gây tổn thương Phế lạc sinh ho ra máu. Bệnh kéo dài không trị khỏi, Tỳ khí hư yếu không nhiếp được huyết, ho ra máu nặng hơn. Bệnh lâu ngày, chức năng Thận cũng bị ảnh hưởng nên xuất hiện khó thở và phù.
Phương pháp điều trị bệnh theo Đông y
Ngày nay, dù Tây y khá phát triển nhiều người vẫn quyết định chữa trị bệnh giãn phế quản theo Đông y vì Đông y có thể chữa khỏi bệnh một cách triệt để, hiệu quả và an toàn. Vấn đề “Có nên điều trị giãn phế quản bằng thuốc nam?” sẽ có câu trả lời thích hợp nhất qua những điều dưới đây.
- Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt, hóa đờm.
- Bài thuốc được dùng: Thanh Kim Hóa Đờm Thang
- Nguyên liệu:
+ Tang bạch bì, Hoàng cầm, Tri mẫu, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch linh, Mạch môn, Ngư tinh thảo, Bạch mao – mỗi loại 12g.
+ Chi tử, Trần bì, Cát cánh, Đông qua – mỗi loại 10g.
- Cách dùng: Sắc để uống.
Một số bài thuốc kinh nghiệm:
- Toàn Phúc Đại Giả Thang Gia Giảm (Chương Văn Lương, Triết Giang Trung Y Tạp Chí 1980) gồm: Toàn phúc hoa, Đại giả thạch, Tiên hạc thảo, Bạch cập, Trắc bá diệp, Bắc sa sâm, Mạch đông, Bách bộ, Chế đại hoàng, Sinh cam thảo, Tử uyển, Bạch mao căn, Vân Nam Bạch Dược...
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng - tối.
Kết quả: Dùng trị chứng giãn phế quản ho ra máu. Đã điều trị thành công 13 ca ho ra máu (mỗi ngày trên 100ml) - trong đó có 1 ca ngày trước ho ra máu 6 lần lượng trên 250 ml, sau khi uống 20 thang thuốc là khỏi.
- Thu Liễm Chỉ Huyết Cao (Phan Đăng Liêm, Trung Y Tạp Chí 1964) gồm: Lộ đảng sâm, Bách hợp, Sinh địa hoàng, Kha tử nhục, Đại cáp tán, Hoa nhị thạch, Toàn phúc hoa Trúc lịch, Bán hạ, Mã đầu linh, Mạch đông, Ngũ vị tử, Ba kích nhục, Trần bì, Chích cam thảo.
Cách dùng: Nấu thành cao lỏng, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 - 3 lần với nước nóng, một liệu trình 3 tháng, nếu bệnh nặng có thể kéo dài thêm 2 liệu trình.
Kết quả: Đã trị 9 ca, kết quả sau 1, 5 - 4 năm theo dõi thì hết ho ra máu, ho có đàm giảm rõ, thể trọng tăng.
- Viên Trị Ho Máu Do Dãn Phế Quản (Hầu Nhân Tuấn, Thượng Hải Trung Y Tạp Chí 1990) gồm:
+ Sa sâm, Mạch môn, Bạch cập, Đương qui, Thục địa, Quế chi, Xuyên tục đoạn, Nữ trinh tử, Ngư tinh thảo – mỗi loại 60g.
+ Tam thất 15g.
+ Qua lâu, Sinh cam thảo - mỗi loại 30g.
Cách dùng: Tán bột, hoà với 120g Mật ong làm thành hoàn. Mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, liên tục 3-6 tháng.
Kết quả: Đã trị 25 ca, trong đó có 13 ca giãn phế quản do lao và đang bị ho ra máu 6 tháng trở lên. Điều trị Tây y nhiều lần và tái phát nhiều lần, thậm chí có 5 ca mỗi tuần ho ra máu nhiều lần (300- 500ml).
- Bài Thuốc Trị Dãn Phế Quản (Phí Tán Thần, Tân Trung Y Tạp Chí 1983) gồm:
+ Sâm tam thất, Bồ hoàng than, Hạnh nhân, Khoản đông hoa, Xuyên bối mẫu, Quất lạc, A giao, Đảng sâm đều 15g, Hải cáp phấn, Nam thiên trúc, Bách hợp, Sinh bạch truật, Mẫu lệ - mỗi loại 30g.
+ Gạo nếp 60g.
+ Bạch cập 120g.
Cách dùng: Chế thành thuốc tán hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 15g, chia 2 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.
Kết quả: Trị dãn phế quản gồm 84 ca. Trong đó:
+ Cầm máu rõ rệt 56 ca, có tác dụng cầm máu 24 ca, không có tác dụng 4 ca.
+ Giảm ho rõ rệt 15 ca, có giảm ho 32 ca, không giảm ho 29 ca.
+ Tác dụng long đờm rõ là 13 ca, có long đờm 26 ca, không có tác dụng long đờm 35 ca.
(Nguồn: Theo Y học cổ truyền)
Vì vậy, đối với bệnh giãn phế quản thì mọi người nên điều trị bằng Đông y – tức nên điều trị bằng thuốc nam. Tuy nhiên, cần phải kiên trì, bền bỉ và có nghị lực để đạt được kết quả tốt nhất.
Qua bài viết trên, hẳn bạn đã biết được “Có nên điều trị giãn phế quản bằng thuốc nam?” rồi phải không. Nếu bạn đã chữa trị bằng Tây y mà không khỏi thì hãy chuyển sang chữa trị bệnh bằng Đông y để có kết quả tốt hơn. Chúc bạn lựa chọn được phương pháp chữa bệnh phù hợp để mau chóng khỏi bệnh.