Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Nên ăn từ 4 tháng tuổi hay 6 tháng tuổi là phù hợp?

Một trong những sự thay đổi quan trọng với trẻ nhỏ là chuyển từ ăn sữa sang ăn dặm. Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết có nên cho trẻ ăn dặm sớm không, cho con ăn dặm ở tháng thứ mấy là tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin này cho các bạn.

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Nên ăn từ 4 tháng tuổi hay 6 tháng tuổi là phù hợp? Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Nên ăn từ 4 tháng tuổi hay 6 tháng tuổi là phù hợp?

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không?

Nhiều cha mẹ khi nuôi con thường băn khoăn không biết nên cho con ăn dặm ở tháng thứ mấy. Thông thường, 6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp để trẻ ăn dặm. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn bất cứ thực phẩm gì ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức trước 4 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm bởi trẻ có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ: trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Vậy nên trẻ sẽ không thể tiêu hóa được thức ăn rắn. Cho trẻ ăn thức ăn rắn sớm quá rất có thể gây nghẹn và ngạt thở, rất nguy hiểm cho trẻ.
  • Bỏ lỡ những dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ: sữa mẹ chứa rất nhiều các dưỡng chất quan trọng cho trẻ, bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển, các kháng thể giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ, và là nguồn thức ăn an toàn, dễ hấp thụ và dễ tiêu hóa cho trẻ. Trẻ em được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu ít bị đau ốm hơn, giảm khả năng béo phì hay mắc tiểu đường tuýp 2, và một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sẽ thông minh hơn. Một nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ em ngừng bú mẹ trước 4 tháng tuổi hoặc ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ có khả năng bị béo phì cao gấp 6 lần các trẻ khác ở độ tuổi 3 tuổi.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm, nhưng cũng không nên cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm muộn hơn 7 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn dặm muộn hơn 7 tháng tuổi sẽ dễ bị dị ứng thức ăn. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm muộn cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, có thể gây rối loạn giấc ngủ.

HoiBenh.vn-co-nen-cho-tre-an-dam-som-khong-nen-an-tu-4-thang-tuoi-hay-6-thang-tuoi-la-phu-hop-body-2
Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm

Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng ăn dặm

Mặc dù 6 tháng tuổi là độ tuổi phổ biến để bắt đầu ăn dặm. Nhưng tùy vào tốc độ phát triển của trẻ, bạn có thể cho trẻ ăn dặm từ sau 4 tháng tuổi. Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm là:

  • Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé có thể giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Bé có thể đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Bé biết ngoảnh đầu đi khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi của bé không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ ra khỏi mồm.
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Ngay cả khi trẻ có những dấu hiệu này, mẹ cũng không nên quá vội vàng cho trẻ ăn dặm ngay. Nên bắt đầu từ từ để trẻ quen với thức ăn mới. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ nên chú ý là không nên ép bé ăn nếu bé không thích. Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ chỉ cần ăn một vài thìa thức ăn. Khi trẻ đã quen rồi thì có thể tăng lên khoảng 5 - 6 thìa thức ăn.

Xem thêm:

  • Cho trẻ ăn dặm đúng cách mang lại lợi ích gì?
  • Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
  • Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được