Có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh?

Khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh thì sự thiếu hụt hormon sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu. Bởi vậy, để giảm tình trạng này, một số người phải dùng liệu pháp hormon thay thế để sửa chữa các rối loạn do mãn kinh gây ra. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây mà rất nhiều phụ nữ thắc mắc là có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh và liệu việc dùng thuốc nội tiết có thể cải thiện rối loạn nào ở lứa tuổi mãn kinh không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh? Có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh?

Khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh hay mãn kinh thì sự thiếu hụt hormon sẽ gây ra một số triệu chứng khó chịu. Bởi vậy, để giảm tình trạng này, một số người phải dùng liệu pháp hormon thay thế để sửa chữa các rối loạn do mãn kinh gây ra. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây mà rất nhiều phụ nữ thắc mắc là có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh và liệu việc dùng thuốc nội tiết có thể cải thiện rối loạn nào ở lứa tuổi mãn kinh không? Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi mãn kinh trong đó cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi về chu kỳ tự nhiên, từ nhiều thành ít rụng trứng và kinh nguyệt, dần trở thành mãn kinh hoặc vô sinh.

Thời điểm phụ nữ bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh khác nhau. Nhưng thường từ độ tuổi 40-55, có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu. Kỳ kinh nguyệt có thể trở nên bất thường - dài hoặc ngắn hơn, kinh nhiều hơn hoặc ít hơn, không ổn định. Ngoài ra còn gặp các triệu chứng khác đi kèm như cảm thấy nóng ran, khó ngủ và khô âm đạo.

Nếu người phụ nữ đã trải qua 12 tháng liên tục mà không có một kỳ kinh nguyệt thì chính thức thời kỳ tiền mãn kinh là kết thúc chuyển đến giai đoạn mãn kinh.

vicare.vn-co-nen-bo-sung-hormon-o-phu-nu-tien-man-kinh-body-1

Tại sao hormon lại giảm khi phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh?

Do Estrogen – một loại hormone do buồng trứng tiết ra hay chính xác hơn là tế bào hạt ở “vỏ trứng” tiết ra do tác động của FSH và LH ( đây là hai hormon tuyến yên) được duy trì vào những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và đạt tới đỉnh khi tới gần ngày rụng trứng. Sự phối hợp của hai hormon này cùng với sự nhạy cảm hoá của buồng trứng chính là cơ sở thiết yếu tạo nên sự điều hoà cho hormon estrogen.

Khi bước sang độ tuổi tiền mãn kinh là lúc buồng trứng của người phụ nữ bắt đầu thoái hóa dần, số lượng nang trứng giảm khiến buồng trứng bị trơ ra với 2 hormon tuyến yên là FSH và LH. Hậu quả là estrogen bị mất nguồn tổng hợp. Lượng estrogen và một số nguồn khác dù tổng hợp lại vẫn không đủ để bù đắp.

Tóm lại, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có sự thay đổi nồng độ estrogen dao động quá mức, điều này gây ra những hậu quả mang tính chất đặc thù chỉ có ở tuổi mãn kinh.

Hậu quả khi lượng estrogen giảm?

Estrogen có là chất giúp kích thích tăng tạo mỡ làm da đẹp và mịn màng, kích thích tuyến vú to, kích thích tử cung to, âm đạo nở nang, nang trứng phát triển, kích thích nhu cầu tình dục ở nữ giới... Và tất nhiên, khi lượng estrogen giảm khi phụ nữ tới độ tuổi tiền mãn kinh những tác dụng tuyệt vời của nó sẽ giảm dần.

Ngoài ra sự dao động mạnh mẽ của estrogen sẽ làm cơ thể có một số triệu chứng đặc thù nữa của thời kỳ mãn kinh như: rối loạn điều hoà vận mạch, lão hoá da, suy giảm hình thể và suy giảm chức năng của cơ quan sinh dục, da bị teo, mỏng, nhăn nheo, chảy xệ, thay đổi tính tình, loãng xương làm tỷ trọng xương bị giảm, chuyển hóa canxi giảm, nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mất ngủ, mệt mỏi, ra mồ hôi đêm, suy giảm trí nhớ và kém tập trung...

Vậy có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh không? Đây là thắc mắc của đại đa số phụ nữ ở độ tuổi này

vicare.vn-co-nen-bo-sung-hormon-o-phu-nu-tien-man-kinh-body-2

Bổ sung hormon ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh là gì?

Bổ sung hormon ở phụ nữ khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh bản chất là sử dụng hormon nữ giới (estrogen) tổng hợp từ bên ngoài để bù đắp phần hormon thiếu hụt. Việc sử dụng hormon thay thế nhằm tạo ra hai mục đích: bù trừ hóa hormon thiếu và hoá giải tình trạng dao động của estrogen.

Tác dụng khi bổ sung hormon ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh là gì?

Việc dao động hormon quá mạnh và nhanh khiến phụ nữ khi bước vào độ tuổi này thường xuyên có cảm giác hồi hộp, nóng bừng mặt, bốc hỏa. Bởi vậy khi bổ sung hormon ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, nếu ở mức độ phù hợp, sẽ giúp xử lý được tình trạng này.

Hormon có thể giúp phụ nữ tới thời kỳ tiền mãn kinh giảm các triệu chứng mãn kinh, giảm suy nhược và tăng khả năng tình dục.

Có nên bổ sung hormon ở phụ nữ tiền mãn kinh?

Việc bổ sung hormon cần phải có sự thăm khám và chỉ định chặt chẽ của bác sĩ trên từng bệnh nhân. Bởi vì liệu pháp hormon thay thế này lại có thể làm gia tăng nguy cơ dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết khối, thậm chí là ung thư vú, ung thư cổ tử cung... Khi dùng thuốc chứa estrogen còn có thể gây những tác dụng phụ như nhức đầu, đau vú, nôn, rụng tóc, chảy máu âm đạo bất thường... Như vậy, việc bổ sung là không đơn giản chút nào, đòi hỏi bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm chỉ định và hướng dẫn sử dụng thì mới có tác dụng tích cực.

Đối với bất kỳ phụ nữ tiền mãn kinh nào muốn sử dụng liệu pháp hormon thay thế cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám toàn diện để đảm bảo an toàn.

Thời kỳ tiền mãn kinh là một quy luật sinh học bình thường của cơ thể mà bất kì người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Thay vì tìm tới biện pháp bổ sung hormon thì chúng ra nên thích nghi và tìm cách khắc phục nhằm lấy lại sự cân bằng cho cuộc sống. Vận động đúng cách, tập thể dục đều đặn luôn là “liều thuốc” quý giúp chị em có được sức khỏe dẻo dai. Ngoài ra mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 15 - 30 phút cho những bài tập thể dục đơn giản hoặc tập yoga. Chú ý chế độ ăn hợp lý, khoa học, giảm mỡ động vật, ăn nhiều cá, hoa quả, rau xanh sạch và an toàn, uống đủ nước mỗi ngày,... Những điều đó có thể giúp bạn “quên” đi và cải thiện được tình trạng khó chịu và vượt qua giai đoạn này.

Việc bổ sung hormon ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh có đem lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sỹ, không lạm dụng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm:

  • Bạn có bị hội chứng tiền mãn kinh không?
  • 5 dấu hiệu tiền mãn kinh mà phụ nữ cần biết
  • Hãy chăm sóc bản thân khi bạn đang ở giai đoạn tiền mãn kinh