Có mấy loại bệnh đái tháo đường?

Theo Tổ chức y tế Thế giới, tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng trong dân số. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và trở thành gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội. Việc kiểm soát điều trị giúp hạn chế các biến chứng của bệnh, mỗi loại bệnh đái tháo đường có phương pháp điều trị khác nhau.

Có mấy loại bệnh đái tháo đường? Có mấy loại bệnh đái tháo đường?

Theo Tổ chức y tế Thế giới, tỉ lệ bệnh nhân mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng trong dân số. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và trở thành gánh nặng cho kinh tế gia đình và xã hội. Việc kiểm soát điều trị giúp hạn chế các biến chứng của bệnh, mỗi loại bệnh đái tháo đường có phương pháp điều trị khác nhau. Vậy có mấy loại đái tháo đường và chúng có gì khác nhau?

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay còn được gọi bệnh tiểu đường) là tình trạng bệnh lí do rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Bệnh đặc trưng bởi sự tăng lượng đường trong máu quá ngưỡng cho phép.

Đái tháo đường là bệnh lí mạn tính, không lây nhiễm, thường có tính di truyền và bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ sinh hoạt và lối sống. Lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa của cơ thể và gây tác động lên hệ thần kinh, hệ mạch máu, hệ tim mạch và nhiều cơ quan khác. Biến chứng của bệnh tiểu đường đa dạng và phổ biến. Vì vậy kiểm soát đường máu tốt, tuân thủ điều trị là biện pháp hiệu quả để phòng tránh biến chứng.

Có mấy loại bệnhđái tháo đường?

Phân loại đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh lí do sự tăng đường máu quá ngưỡng cho phép. Sự tăng đường máu này được giải thích do sự thiếu hụt insulin trong máu. Insulin là một loại hormone được tuyến tụy cơ thể tiết ra. Khi không có insulin hoặc do insulin hoạt động không hiệu quả thì sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Thông thường đái tháo đường được phân làm 3 loại chính: đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 và đái tháo đường thai kì.

Đái tháo đường tuýp 1 (thể bệnh không có insulin)

Bệnh xảy ra do sự thiếu hụt chức năng của tuyến tụy làm insulin không được sản xuất ra. Tỳ thuộc mức độ suy giảm chức năng tuyến tụy mà sự thiếu hụt insulin ở các mức độ khác nhau, thiếu một phần hoặc thiếu toàn bộ. Thiếu hụt insulin càng nhiều thì mức độ tăng đường máu càng cao và bệnh càng nguy hiểm.

Thông thường đường được đưa vào cơ thể và chuyển hóa để dự trữ và sử dụng. Những người bệnh đái tháo đường không chuyển hóa được đường về dạng dự trữ nên đường trong máu luôn cao.

Đái tháo đường tuýp 1 thường gặp ở người trẻ tuổi, phát hiện sớm và được cho là có yếu tố di truyền cao. Khi trong gia đình đã có người mắc đái tháo đường tuýp 1 thì tỉ lệ sinh con bị mắc bệnh cũng cao lên. Theo nghiên cứu từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) thì nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 1 được cho là nguyên nhân di truyền.

Tỉ lệ bệnh đái tháo đường tuýp 1 gặp ít hơn so với tỉ lệ mắc đái tháo đường tuýp 2, tuy nhiên mức độ nguy hiểm hơn tuýp 2 và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn so với tuýp 2.

Đái tháo đường tuýp 2

Đây là thể bệnh đái tháo đường phổ biến hay gặp và chiếm tỉ lệ lớn của bệnh đái tháo đường. Theo thống kê của UF Diabetes Institute, hiện nay khoảng 95% bệnh nhân đí tháo đường trên thế giới là thuộc tuýp 2. Người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 2 vẫn sản xuất ra insulin nhưng insulin hoạt động không hiệu quả dẫn đến lượng đường trong máu vẫn tăng.

Bệnh thường xảy ra ở người lớn, sau 40 tuổi tỉ lệ mắc bệnh sẽ tăng dần. Yếu tố sinh hoạt, môi trường, chế độ ăn uống, thể trạng béo phì được nhắc đến là những yếu tố dẫn đến bệnh. Vì vậy bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng ngừa được bằng chế độ sinh hoạt hợp lí, chế độ ăn uống hợp lí, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Đái tháo đường thai kì

Đái tháo đường thai kì là một dạng đặc biệt của bệnh đái tháo đường. Bệnh chỉ xảy ra trong thời kì mang thai của phụ nữ, được phát hiện ở một số phụ nữ mặc dù trước đó chưa hề có biểu hiện của bệnh đái tháo đường. Bệnh gây ra do sự thay đổi nội tiết, hormone ở người phụ nữ mang thai. Bệnh sẽ hết sau thai kì kết thúc.

Tùy mức độ đường máu cao mà sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Có thể chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt ăn uống, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa đường đã có thể kiểm soát được bệnh. Một số bệnh nhân cần phải dùng thuốc để kiểm soát đường máu ổn định.

Có mấy loại bệnhđái tháo đường?

Lời khuyên dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Đái tháo đường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, để lại hậu quả và ảnh hưởng lâu dài cho cả người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy phòng tránh tiểu đường là biện pháp tốt nhất. Nếu đã mắc bệnh cần phải thăm khám định kì thường xuyên và đúng hẹn, sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ để kiểm soát bệnh tốt nhất.

  • Tùy thuộc vào mỗi loại bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau. Hãy đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân cần có chế độ ăn uống hợp lí, hạn chế ăn mỡ động vật, các thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, các loại hoa quả ngọt chứa nhiều đường nếu đã mắc bệnh. Tăng cường sử dụng các loại rau xanh.
  • Tập thể dục đều đặn hằng ngày để tăng cường sức khỏe, tiêu thụ bớt năng lượng dư thừa trong cơ thể và duy trì vóc dáng cân đối, cân nặng hợp lí.
  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám định kì đều đặn để chỉnh liều thuốc cần sử dụng và phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
  • Tự nâng cao nhận thức của bản thân về bệnh để kiểm soát bệnh tốt nhất và tự phát hiện sớm các biến chứng của bệnh.

Xem thêm:

  • Theo dõi điều trị bệnh nhân đái tháo đường - dịch vụ xét nghiệm tốt tại Hà Nội
  • 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường