Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

Bạn thường xuyên bị đau rát, nhiều vết nứt nhỏ ở các đầu ngón tay, da bàn tay bị thô ráp, bạn khó chịu mỗi khi tiếp xúc với những chất tẩy rửa, cồn hay nước rửa bát. Các triệu chứng thường xuyên làm phiền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Rất nhiều người đặt câu hỏi: Có chữa được viêm da cơ địa hay không? Liệu có thể điều trị tình trạng da thường xuyên ngứa, loét và nứt n...

Có chữa được viêm da cơ địa hay không? Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

Bạn thường xuyên bị đau rát, nhiều vết nứt nhỏ ở các đầu ngón tay, da bàn tay bị thô ráp, bạn khó chịu mỗi khi tiếp xúc với những chất tẩy rửa, cồn hay nước rửa bát. Các triệu chứng thường xuyên làm phiền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Rất nhiều người đặt câu hỏi: Có chữa được viêm da cơ địa hay không? Liệu có thể điều trị tình trạng da thường xuyên ngứa, loét và nứt nẻ? Đầu tiên, có thể khẳng định rằng, viêm da cơ địa là một căn bệnh mạn tính không thể chữa khỏi hơn nữa lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Tuy nhiên bạn có thể giảm bớt gánh nặng, sự làm phiền của các triệu chứng viêm da cơ địa trong một thời gian dài nếu:

1. Kiêng không tiếp xúc với chất tẩy rửa

Đối với những ai thường xuyên phải làm việc nhà, việc tiếp xúc với những chất tẩy rửa như dung dịch cọ vệ sinh, xà phòng rửa bát hay giặt quần áo... là không thể tránh khỏi. Vậy lời khuyên cho bạn là cần đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, cọ nhà vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa,.. để đảm bảo không tái phát và làm trầm trọng những vết nứt ở tay gây đau rát.

Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

2. Hạn chế tiếp xúc với nước trong mùa thu và đông

Thời tiết thất thường, độ ẩm cao cũng sẽ khiến cảm giác ngứa nơi đầu các ngón tay tăng dần. Hơn nữa nước lại là chất xúc tác đi vào vết nứt ở ngón tay khiến dễ dẫn đến đỏ, nhiễm trùng làm xót da tay gây bứt rứt, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc hàng ngày.

3. Tránh gãi ngứa hoặc sờ nhiều vào vị trí nứt nẻ

Bạn không nên gãi ngứa và cũng đừng động chạm đến vị trí nứt nẻ quá nhiều, bởi vì tay bạn chưa phải là sạch hoàn toàn. Do đó, khi tiếp xúc với vết nứt hở sẽ dễ đưa vi khuẩn vào trên cơ thể gây ra nhiễm trùng, nặng có thể gây lở loét.

Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

4. Sử dụng các loại thuốc giữ ẩm

Bạn có thể cần thường sử dụng các loại thuốc giữ ẩm, mềm da như vaselin... để giúp khôi phục bảo vệ da. Để tránh mất nước cân bằng lại độ ẩm cho da, giúp da không bị nứt nẻ, bạn cần bôi thuốc dưỡng ẩm ngày 3-4 lần để có tác dụng tốt nhất. Lưu ý: việc lựa chọn loại thuốc dưỡng ẩm sao cho phù hợp với đặc điểm riêng và tình trạng của da, cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ làn da của bạn.

Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

5. Không mặc đồ len, vải cứng

Dù bất kể mùa đông hay hè thì quần áo bạn mặc nên có chất liệu cotton hoặc vải mềm, không nên mặc nhiều áo len hoặc chất liệu vải cứng gây dặm, ngứa da sẽ dễ dàng cọ xát vào vị trí bị viêm da cơ địa nhiều hơn.

Có chữa được viêm da cơ địa hay không?

Ngoài những ý trên, người mắc bệnh viêm da cơ địa nên ăn nhiều rau xanh, tránh các đồ ăn gây dị ứng, cay, nóng dễ khiến tình trạng nứt nẻ trên da kéo dài hơn. Uống đủ nước mỗi ngày để tái tạo và giữ ẩm cho làn da. Có một điều lưu ý mà ít người để ý đến đó là tình trạng sốc nhiệt gây ảnh hưởng rất lớn đến làn da. Chẳng hạn khi ở nơi làm việc, chúng ta thường sử dụng điều hòa với nhiệt độ khá cao hoặc thấp, đến khi đột ngột ra ngoài, tiếp xúc với trời nắng và không khí rét lạnh khiến da dễ bị kích ứng, tình trạng mẩn đỏ càng thêm tồi tệ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh xa khói thuốc lá, tránh để nước hoa hay mỹ phẩm tiếp xúc đến da tay vị trí viêm da bởi chính những chất này khiến tái phát bệnh và gây khó chịu cho da.

Viêm da cơ địa là căn bệnh không tác động nhiều hay không gây nguy hiểm đến sức khỏe về mặt thể chất. Tuy nhiên, chứng bệnh này tác động nhiều đến tâm lý người bệnh, gây khó chịu, stress thời gian dài không tập trung vào công việc, học tập được. Chính vì vậy, những cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để bạn luôn khỏe.

>>> Xem thêm: Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ