Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Mẹ bầu phải làm gì khi có dấu hiệu?

Chỉ có 5 – 8% trường hợp phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển. Để hiểu và nắm rõ thông tin chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Mẹ bầu nên làm khi khi có dấu hiệu chuyển dạ, chị em hãy tham khảo bài viết sau đây.

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Mẹ bầu phải làm gì khi có dấu hiệu? Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Mẹ bầu phải làm gì khi có dấu hiệu?

Chỉ có 5 – 8% trường hợp phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển. Để hiểu và nắm rõ thông tin chuyển dạ ngưng tiến triển là gì? Mẹ bầu nên làm khi khi có dấu hiệu chuyển dạ, chị em hãy tham khảo bài viết sau đây.

Chuyển dạ ngưng tiến triển là gì?

Trong quá trình chuyển dạ sinh con, người phụ nữ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm, và một trong những nguy hiểm có thể gặp phải là tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển, đây là hiện tượng cơn gò tử cung vẫn xuất hiện bình thường nhưng thai nhi không được đẩy ra ngoài, điều này có thể dẫn tới ngạt khí gây tử vong cao cho trẻ.

Chuyển dạ ngưng tiến triển được cho kết quả của chuyển dạ kéo dài, khi thời gian sinh con vượt quá 12 giờ. Vì tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển có thể xảy ra ở bất cứ sản phụ nào mà không thể đoán trước được, nên các mẹ bầu cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức hữu ích để đối phó nhanh với mọi tình huống có thể xảy ra.

So với những người sinh con lần 2, những mẹ sinh con so thường dễ gặp chuyển dạ kéo dài hơn. Ngoài ra, cũng có những yếu tố khác dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân gây chuyển dạ ngưng tiến triển?

HoiBenh.vn-chuyen-da-ngung-tien-trien-la-gi-me-bau-phai-lam-gi-khi-co-dau-hieu-body-2
Nguyên nhân gây chuyển dạ ngưng tiến triển?

Thời gian chuyển dạ dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển có thể do những nguyên nhân sau:

Cơn co thắt tử cung yếu

Các cơn co thắt giúp mở rộng tử cung cũng như tạo lực đẩy thai nhi ra ngoài. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên nếu cơn co thắt tử cung yếu là nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ kéo dài. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp kích thích sinh sản tự nhiên.

Đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ

Bất tương xứng đầu chậu là thuật ngữ chuyên môn dùng trong trường hợp đầu thai nhi quá lớn so với khung chậu của mẹ. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như khung chậu hẹp, khung chậu biến dạng, vách ngăn âm đạo bẩm sinh...

Bàng quang đầy

Bàng quang đầy là một trong những nguyên nhân làm cơn co thắt hoạt động yếu hơn. Đi tiểu thường xuyên là cách tốt nhất để tránh tình trạng này. Hơn nữa, việc này cũng tránh trường hợp mẹ bị són tiểu ngay trong quá trình sinh con.

Vị trí thai nhi

Các cơn co thắt tử cung đã bắt đầu nhưng thai nhi chưa kịp di chuyển đến tử cung cũng là nguyên nhân gây tình trạng chuyển dạ ngưng tiến triển.

Nằm sai tư thế

Khi bắt đầu chuyển dạ, nếu mẹ bầu chỉ nằm ngửa, các cơn co thắt sẽ hoạt động không đủ mạnh, không tạo đủ lực đẩy thai nhi ra ngoài. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên ngồi xổm, hoặc thường xuyên đi lại để hỗ trợ các cơn co thắt hoạt động tốt hơn.

Ngôi thai thay đổi bất ngờ

Tư thế ngôi thai thuận: Bé nằm chúc đầu xuống là tư thế dễ sinh nhất. Trong những tháng đầu thai kỳ, thai nhi nằm trong bụng mẹ với tư thế đầu hướng lên. Vào những tuần cuối, thai nhi sẽ quay đầu để chuẩn bị cho quá trình chào đời của mình. Đến tuần thai 40, chỉ có 3% thai nhi “cứng đầu” không chịu đổi tư thế. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thai nhi đã quay đầu, nhưng bất ngờ thay đổi tư thế vào phút chót gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ.

Mẹ bầu phải làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ ngưng tiến triển?

HoiBenh.vn-chuyen-da-ngung-tien-trien-la-gi-me-bau-phai-lam-gi-khi-co-dau-hieu-body-3
Mẹ bầu phải làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ ngưng tiến triển?

Ở nhà lâu nhất có thể

Nhiều mẹ bầu thường sốt sắng đến bệnh viện khi dấu hiệu chuyển dạ chỉ mới xảy ra. Nếu chỉ mới có máu báo và chưa có bất kỳ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào thì mẹ nên thong thả, từ tốn. Hãy ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi để dồn sức cho những giờ phút vất vả sắp tới.

Thư giãn và nghỉ ngơi

Việc chuyển dạ kéo dài khiến mẹ bầu mất sức nhiều và căng thẳng, khó tập trung rặn đẻ. Vì thế mẹ cần thoải mái và thư giãn hết mức có thể, hãy nhờ ông xã xoa lưng cho đỡ đau khi các cơn gò xuất hiện. Mẹ cũng có thể đi lại nhẹ nhàng, nghe một bài hát yêu thích để thư giãn, điều này giúp mẹ giữ được bình tĩnh và sinh con dễ dàng.

Đừng chăm chăm tính giờ

Mẹ không nên quá tập trung vào thời gian mình bắt đầu quá trình chuyển dạ đến hiện tại là bao lâu, điều này sẽ chỉ khiến mẹ thêm căng thẳng và khoảng thời gian gặp bé càng dài thêm mà thôi. Hãy ngừng quan tâm tới thời gian chuyển dạ, mà tập trung hít thở đều đặn để giảm cơn đau hay tưởng tượng đến khoảnh khắc con yêu chào đời.

Chuyển dạ ngưng tiến triển có nguy hiểm không?

Chuyển dạ kéo dài làm tăng khả năng phải mổ đẻ và có thể gây ra các nguy cơ cho bé như:

  • Thiếu oxy cho bé, gây ngạt cho bé trong tử cung
  • Nhịp tim thai bất thường
  • Sinh ra các chất bất thường trong nước ối
  • Nhiễm trùng tử cung và đường sinh sản.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng thai nhi, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp:

  • Nếu bé đã ở trong ngã âm đạo, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như forcep, giác hút để đưa bé ra ngoài.
  • Nếu nguyên nhân do cơn co thắt tử cung yếu, mẹ sẽ được tiêm oxytocin để tăng cường độ các cơn co. Nếu cơn co thắt vẫn chưa đủ mạnh, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai.
  • Với những trường hợp thai quá to, ngôi thai bất thường, thiếu ối, bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị mẹ sinh mổ.

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu nên thường xuyên đi khám định kỳ để kiểm tra thể chất, tình trạng phát triển của thai nhi, tránh để xảy ra biến chứng trong thời kỳ mang thai nhưng không kịp phát hiện và xử lý. Nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, đáng tin cậy để có biện pháp cứu chữa nếu chẳng may trường hợp rủi ro xảy đến.

Hy vọng rằng với các chia sẻ trên mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức đối với những vấn đề xung quanh việc chuyển dạ và cách xử lý phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về cách thở và rặn đẻ trong lúc chuyển dạ
  • Mang thai 38 tuần đau bụng dưới và những dấu hiệu khi chuyển dạ
  • Các phương pháp kích thích chuyển dạ sớm mẹ nên biết