Chụp X quang nhiều lần có hại không?
X – quang là một kỹ thuật hình ảnh được ứng dụng khá nhiều trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Ở tần suất nhỏ, chụp X – quang không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật này nhiều lần khiến bệnh nhân e ngại không biết chụp X quang nhiều lần có hại không.
Chụp X quang nhiều lần có hại không?
X – quang là một kỹ thuật hình ảnh được ứng dụng khá nhiều trong việc thăm khám và chẩn đoán bệnh. Ở tần suất nhỏ, chụp X – quang không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật này nhiều lần khiến bệnh nhân e ngại không biết chụp X quang nhiều lần có hại không.
1. Tìm hiểu về kỹ thuật chụp X – quang
Chụp X quang là gì?
Trong Y học hiện đại, X quang là một loại tia bức xạ chứa năng lượng cao. Đặc tính của loại tia này là có khả năng xuyên thấu dễ dàng qua mô mềm hay dịch lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, một số loại mô đặc như xương sẽ cản lại tia X. Vì thế, khi dùng máy X quang chiếu tia X qua một vùng cơ thể, những tia nào không bị cản trở sẽ tạo ra hình ảnh khi gặp phim, còn vùng cản trở tia X trên phim sẽ được biểu hiện qua màu trắng.
Kỹ thuật X quang hỗ trợ chẩn đoán bệnh nào?
Thông thường, kỹ thuật X quang sẽ hiển thị khá rõ ràng hình ảnh của một số bộ phận như:
- Xương răng: hỗ trợ phát hiện nhanh nhất các bất thường của xương.
- Khớp: khe khớp và các bất thường tại ổ khớp cũng hiển thị hình ảnh rõ ràng qua X quang.
- Kích thước, hình dạng tim: nhờ vậy, kỹ thuật X quang là trợ thủ đắc lực trong việc chẩn đoán một số bệnh lý về tim.
- Tụ dịch: hình ảnh bóng mờ với màu xám trong phổi hay trong ruột chứng tỏ phổi tụ dịch, điều này hoàn toàn khác với màu đen đầu khí của nhu mô phổi bình thường hay trong ruột trống.
Những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật chụp X quang
Từ những công dụng trên, có thể thấy chụp X quang hiện nay:
- Là một loại kỹ thuật hình ảnh tân tiến và tiết kiệm, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân.
- Thực hiện trên máy cực kỳ nhanh chóng, chính xác và dễ dàng, giúp bác sỹ dễ dàng thông qua hình ảnh để chẩn đoán bệnh.
- Không đau, không cần sử dụng thuốc mê/thuốc tê..., thậm chí, bạn hoàn toàn không cảm nhận được tia X đi qua người. Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng tư thế mà kỹ thuật viên hướng dẫn để đảm bảo phim X quang rõ nét.
2. Chụp X quang nhiều lần có hại không?
Tia X Quang trong lĩnh vực y học hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi nhằm hỗ trợ chẩn đoán cũng như điều trị nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là bệnh viêm phổi, viêm khớp, bệnh lý về tim, dạ dày, đầu, ngực... Tuy nhiên, nếu lạm dụng loại tia này, sức khỏe cả bạn có thể bị đe dọa.
Theo bác sỹ Lê Văn Phước – Trưởng phòng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM – cho biết, tác động của các bức xạ tia X cũng như CT nếu bị lạm dụng quá nhiều thậm chí có thể gây ra bỏng da, hoại tử, rụng tóc, nặng nề nhất là tử vong. Nếu như thực hiện chụp chiếu X – quang trong thời gian dài, bệnh nhân có khả năng mắc phải ung thư cũng như một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
Bác sỹ Phước cũng cho biết thêm, tia X có ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực đến thai nhi. Vì thế, nếu như được bác sỹ chỉ định cần chụp X quang nhưng bạn nghi ngờ hoặc đang mang thai, cần phải thông báo cho bác sỹ tình hình cụ thể để bác sỹ điều chỉnh liều phù hợp, tránh gây ra dị tật bẩm sinh cho bé.
3. Một số chú ý cần nhớ khi chụp X – Quang
Biết được chụp X quang nhiều lần có hại không, chắc chắn bạn đang rất quan tâm không biết làm thế nào để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của tia X đối với sức khỏe. Dưới đây là một số chú ý bạn cần phải nhớ.
- Tuyệt đối không lạm dụng và tự ý xin chụp, bạn cần phải có ý kiến – chỉ định trực tiếp từ bác sỹ mới thực hiện kỹ thuật này.
- Đối tượng trẻ càng nhỏ và người già càng cao tuổi cần phải cẩn trọng hơn, khi chụp nên được bảo hộ bằng áo chì để che bớt tia X.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu không nên chụp X quang hay chỉ chụp khi có chỉ định từ bác sỹ bởi tác động của tia X có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
- Để việc chụp được tiến hành thuận lợi và chỉ chụp 1 lần, bạn cần phải tháo những vật cản quan như vòng, nhẫn, bông tai, dây chuyền, dây nịt, răng giả, kim băng... khỏi khu vực cần chụp.
- Chú ý ghi nhớ các hướng dẫn cách chuẩn bị, tư thế... trong lúc chụp từ nhân viên y tế.
- Nếu như thấy đèn cảnh báo đang bật sáng tại khu vực chụp X Quang, điều này nghĩa là tia X đang được phát. Vì thế, nếu bạn muốn mở cửa, cần phải hỏi ý kiến từ nhân viên y tế.
- Những đối tượng dễ bị tổn hại như người già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai, nếu như không thực sự cần thiết, tốt nhất hãy tránh xa khu vực chụp X – quang.
- Mỗi năm chỉ nên chụp X quang tối đa từ 5 đến 7 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 – 2 tháng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức y học cơ bản về X – quang, những lợi thế của nó cũng như giải đáp chụp X quang nhiều lần có hại không. Hãy nắm rõ những tri thức này để có thể trình bày rõ ràng vấn đề cá nhân với bác sỹ nhằm tăng hiệu quả trị bệnh và đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm:
- Bệnh lao phổi và những điều bạn cần biết
- Ý nghĩa của việc chụp x-quang xương chậu trước khi sinh
- Một số lưu ý trước khi làm xét nghiệm, siêu âm và chụp x-quang bạn cần biết