Chụp CT não phát hiện bệnh gì? Có hại không?
Não được coi là trung tâm của cơ thể, điều hành mọi hoạt động, chức năng sống của toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, bất kỳ hoạt động nào liên quan đến não như chụp CT não cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chụp CT não phát hiện bệnh gì? Chụp CT não có hại không?
Chụp CT não phát hiện bệnh gì? Có hại không?
Chụp CT não để phát hiện bệnh gì?
Chụp CT não là kỹ thuật sử dụng tia X quét liên tục xung quanh não bộ. Máy chụp CT được gắn với máy vi tính để cho ra những hình ảnh cắt ngang chi tiết nhất về mô não và hộp sọ. Những hình cắt ngang này có thể được kết hợp với nhau để tái tạo lại theo nhiều hướng hoặc kết hợp thành hình 2, 3 chiều. Nhờ đó, hình ảnh thu được sẽ chi tiết hơn, đa dạng hơn, giúp hỗ trợ việc chẩn đoán được chính xác hơn.
Chụp CT não phát hiện bệnh gì? Chụp CT não để phát hiện hoặc đánh giá tình trạng các bệnh lý có liên quan đến não: u não, chấn thương sọ não, não úng tủy, nhiễm trùng não, đánh giá hiệu quả việc điều trị u não, phát hiện cục máu đông trong não. Đồng thời, chụp CT não cũng thường xuyên được chỉ định để tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng: thay đổi suy nghĩ và hành vi, ngất xỉu, đau đầu, mất thính lực, xuất hiện các tổn thương não bộ hoặc được sử dụng trong quá trình sinh thiết và phẫu thuật não. Đôi khi chụp CT sẽ được kết hợp với các thủ thuật y tế khác như MRI, chụp X quang để chẩn đoán chính xác bệnh lý.
Thời gian chụp CT não khá nhanh, chỉ từ 3 đến 5 phút; một số trường hợp sẽ lâu hơn một chút. Chính vì thế, ngay cả những người đang trong tình trạng cấp cứu, người già, trẻ em, người không nằm im một chỗ được đều có thể thực hiện hoàn toàn có thể áp dụng được phương pháp này.
Chụp CT não có hại hay không?
Chụp CT não có hại không? Theo nhận định chung của các chuyên gia y tế, chụp CT não về cơ bản là an toàn, nguy cơ nhiễm phóng xạ thấp; đặc biệt sự với sự cải tiến máy móc, chụp CT ngày càng an toàn, giảm thiểu tối đa những rủi ro tiềm ẩn cho người bệnh. Tuy vậy, vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân gặp các sự cố không may khi chụp CT:
- Dị ứng, sốc thuốc cản quang: Trong các trường hợp cụ thể, bệnh nhân buộc phải sử dụng thuốc cản quang để tiêm vào tĩnh mạch trong khi chụp CT để giúp cho hình ảnh trở nên rõ nét hơn. Các biểu hiện dị ứng, sốc thuốc, nhiễm trùng thuốc cản quang gồm ngứa, đỏ, sưng tấy,.. Tình trạng này sẽ được giải quyết khi bác sĩ kê cho các bạn các loại thuốc hỗ trợ để giảm dị ứng, sốc và nhiễm trùng.
- Nhiễm độc thận dẫn đến suy thận là một rủi ro cực kỳ hiếm gặp khi chụp CT não, hầu như chỉ gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường, suy thận,... Giải pháp: thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe trước khi chụp CT.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em được cảnh báo không nên chụp CT vì đối tượng này thường nhạy cảm với tia X, có thể dẫn đến ung thư, làm ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro chỉ là 0,0002%
Để giảm thiểu những rủi ro, tác hại không đáng có do quá trình chụp CT tạo nên, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tình hình sức khỏe, loại thuốc đang sử dụng trước khi chụp. Điều quan trọng nhất, người bệnh nên chọn cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín, máy móc đảm bảo, bác sĩ có chuyên môn - nhờ đó bạn sẽ có kết quả chụp CT chính xác nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho cơ thể của chính mình.
Xem thêm:
- Đem theo điện thoai và thẻ ngân hàng khi chụp CT có ảnh hưởng kết quả chụp không?
- Kinh nghiệm khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec
- Phải làm gì khi ho ra máu, nôn ra thức ăn?