Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?
Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện vào khỏang tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 và kéo dài đến khi sinh. Hiện tượng chuột rút khi mang thai những tháng cuối không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng chế độ ăn uống và những hoạt động hàng ngày.
Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?
Chuột rút khi mang thai là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện vào khỏang tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 và kéo dài đến khi sinh. Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ cường độ chuột rút sẽ càng tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ đến bà bầu.
1. Nguyên nhân gây chuột rút khi mang thai
Nguyên nhân chủ yếu gây chuột rút ở phụ nữ mang thai là sự tăng cân đột ngột, khiến các cơ chi dưới phải vận động để nâng đỡ cả cơ thể, dẫn đến căng cơ, mỏi cơ và gây nên hiện tượng chuột rút. Đặc biệt với những phụ nữ ốm nghén khi mang thai dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các chất điện giải cũng dẫn đến chuột rút.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây chuột rút là do tử cung lớn dần lên khi mang thai, tạo áp lực lên các mạch máu trong đó có các mạch máu dưới chân, mạch máu về tim và mạch máu của dây thần kinh từ tủy sống đến chân. Hiện tượng thiếu canxi, khiến cơ thể phụ nữ mang thai tự rút canxi của cơ thể, dành canxi cho thai nhi cũng là nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi mang thai.
2. Chuột rút khi mang thai những tháng cuối có nguy hiểm không?
Về cơ bản, chuột rút không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chuột rút quá nhiều vào những tháng cuối thai kỳ bạn cần hết sức chú ý. Lúc này, bụng bầu đã lớn dần, chuột rút cũng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Những cơn chuột rút đột ngột, cường độ cao có thể khiến bạn bị ngã, dẫn đến sảy thai, động thai
3. Cách khắc phục chuột rút khi mang thai
- Không nên đứng hoặc ngồi 1 tư thế trong thời gian dài. Nên thay đổi các tư thế khác nhau để các cơ được thư giãn
- Co duỗi bắp chân thường xuyên, không nên ngồi vắt chéo chân
- Khi ngồi ăn tối, xem tivi có thể thực hiện động tác xoay tròn mắt cá chân tại chỗ
- Nên đi dạo hằng ngày để các cơ được vận động (trừ trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên đi bộ nhiều)
- Bổ sung canxi, không để cơ thể thiếu canxi
- Không làm việc nặng nhọc trong những tháng cuối mang thai
- Tắm nước ấm, đặt túi nước nóng sau lưng và trên bụng. Cũng có thể ngâm chân bằng nước ấm pha muối, gừng trước khi đi ngủ
- Trà thảo mọc giúp giảm đau do chuột rút
- Vào những tháng cuối thai kỳ, nên gác chân lên gối cao khi đi ngủ. Cũng nên nằm nghiêng về phía bên trái để không tạo áp lực lên tim, giúp tim hoạt động đủ công suất, bơm máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là xuống chân.
- Trong trường hợp bị chuột rút, nên thực hiện massage nhẹ nhàng để xoa dịu cơn đau. Có thể thực hiện như sau: duỗi thẳng chân bắt đầu từ gót chân, uốn nắn nhẹ nhàng các ngón chân cong lên. Khi mới thực hiện, có thể rất đau đớn, những hãy kiên trì vì cơn đau sẽ giảm đáng kể sau đó.
- Bổ sung chuối trong thực đơn hàng ngày cũng giúp phụ nữ mang thai những tháng cuối giảm chuột rút đáng kể. Theo ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu – bác sĩ chuyên khoa II, trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), chuối là một thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Chuối chứa nhiều vitamin B6, kali, vitamin C, vitamin A, chất xơ.Trong đó kali giúp giảm phù, giảm hiện tượng chuột rút ở chân hiệu quả, vitamin B6 giảm ốm nghén cũng góp phần hạn chế chuột rút.
Như vậy, hiện tượng chuột rút khi mang thai những tháng cuối không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng chế độ ăn uống và những hoạt động hàng ngày. Chúc bạn có một thay kỳ khỏe mạnh.