Chửa trứng bán phần: Những điều bạn nên biết
Chửa trứng không còn xa lạ đối với phụ nữ ở thời kỳ mang thai. Đây là một khối u lành tính phát triển trong tử cung do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Khi bạn mang thai trứng bạn vẫn có các triệu chứng giống như khi mang thai bình thường, tuy nhiên nó có thể gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Chửa trứng bán phần: Những điều bạn nên biết
Chửa trứng bao gồm chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm chửa trứng bán phần về các vấn đề như nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này.
Chửa trứng bán phần là gì?
Chửa trứng bán phần là một biến thể của chửa trứng, đây là một thai kỳ bất thường trong đó phôi (trứng thụ tinh) phát triển không đầy đủ, hoặc không phát triển chút nào. Thay vào đó, phôi này sẽ phát triển thành một cụm u nang giống như trứng ếch trong tử cung.
Nguyên nhân gây ra chửa trứng bán phần là gì?
Chửa trứng bán phần là một tai nạn di truyền. Trong một thai kỳ bình thường, trứng sẽ nhận được một bộ 23 nhiễm sắc thể từ người cha và một bộ 23 nhiễm sắc thể từ người mẹ, với tổng số 46 nhiễm sắc thể. Trong chửa trứng bán phần, trứng nhận được hai bộ nhiễm sắc thể từ người cha, thường là do hai tinh trùng đã thụ tinh cho trứng. Trứng lúc này sẽ có 69 nhiễm sắc thể, thay vì 46 nhiễm sắc thể như bình thường.
Chửa trứng bán phần xảy ra với tỷ lệ 1/1.000 trường hợp mang thai. Chúng sẽ phổ biến hơn ở những phụ nữ trên 40 tuổi và ở những phụ nữ bị sảy thai từ hai lần trở lên. Chửa trứng toàn phần sẽ ít xảy ra hơn.
Các triệu chứng của chửa trứng bán phần
Lúc đầu, thai kỳ của bạn có vẻ bình thường. Nhưng theo thời gian, bạn có thể bắt đầu nhận thấy những điều sau:
- Chảy máu âm đạo màu đỏ tươi hay nâu đậm trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Buồn nôn và nôn thường xuyên hơn
- Đau trằn, nặng vùng bụng dưới
- Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
- Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng bất thường này trong khi mang thai.
Chẩn đoán
Các bác sĩ chẩn đoán một thai kỳ bằng cách thực hiện siêu âm và các xét nghiệm khác để đo nồng độ gonadotropin chorionic (HCG) ở người. Beta HCG là một hormone mà khi phụ nữ mang thai sẽ được sản xuất nhiều. Nó xuất hiện trong máu hoặc nước tiểu một tuần sau khi trứng đã được thụ tinh. Nồng độ HCG Beta tăng nhanh trong thai kỳ bình thường; tuy nhiên trong giai đoạn chửa trứng bán phần, nồng độ HCG beta tăng ở tốc độ chậm hơn và thường ở mức thấp hơn so với thai kỳ bình thường.
Ai là người nguy cơ cao nhất?
Tại Hoa Kỳ, chửa trứng xảy ra ở khoảng 1 trong số 1.000 thai kỳ. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xảy ra:
- Bạn mang thai khi dưới 20 tuổi hoặc hơn 35 tuổi.
- Bạn đã mang thai trứng trước đây.
- Bạn đã từng bị sảy thai.
- Bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai hoặc các vấn đề vô sinh
Chửa trứng bán phần có thể được ngăn ngừa không?
Cách duy nhất để chắc chắn bạn sẽ không chửa trứng là không mang thai. Nếu bạn đã chữa trứng một lần trong quá khứ, nếu bạn muốn tiếp tục mang thai hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn một cách tốt nhất.
Cách điều trị chửa trứng bán phần
Chữa trứng bán phần được điều trị bằng cách lấy phôi và nhau thai ra khỏi tử cung. Điều này được thực hiện với một thủ thuật phẫu thuật trong đó cổ tử cung sẽ được giãn nở (mở) và phôi thai và nhau thai được lấy ra khỏi tử cung bằng cách dùng hút chân không.
Sau thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiếp tục đo nồng độ beta HCG của phụ nữ trong một năm để xác định xem có bất kỳ tàn dư nào của thai trứng trong tử cung hay không. Người phụ nữ nên sử dụng phương pháp ngừa thai đáng tin cậy trong khoảng thời gian này để tránh thai. Trong một số ít các trường hợp mang thai trứng sẽ có một mô còn lại trong tử cung sau khi hút thai và nó sẽ tiếp tục phát triển thành thai trứng. Sau khi chửa trứng bán phần, bác sĩ có thể khuyên bạn không nên thụ thai trong vòng 1 năm. Mang thai sẽ làm tăng nồng độ HCG, do đó, sẽ rất khó khăn cho bác sĩ để biết liệu sự gia tăng nồng độ HCG là do mang thai hay do mô bất thường vẫn còn trong cơ thể của bạn hay do nguyên nhân nào khác.
Bạn có thể mang thai sau khi chửa trứng bán phần không?
Vâng. Tỷ lệ phụ nữ có thai trứng sau đó là rất nhỏ khoảng 1-2% trong trường hợp bạn đã loại bỏ hoàn toàn thai trứng trước đó. Để chắc chắn rằng tử cung không có mô thai trứng còn sót lại, người phụ nữ không nên mang thai cho đến một năm sau khi điều trị.
Xem thêm:
- Chửa trứng bán phần và những cách điều trị
- Hiện tượng chửa trứng nguy hiểm như thế nào
- Chửa trứng thoái triển và chửa trứng xâm lấn