Chưa quan hệ tình dục có khám phụ khoa được không?
Bên cạnh tâm lý e ngại, một số bạn nữ còn lo lắng việc chưa quan hệ tình dục thì có khám phụ khoa được không? Quá trình thăm khám bao gồm những gì? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Và nên khám phụ khoa ở đâu an toàn. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.
Chưa quan hệ tình dục có khám phụ khoa được không?
Trong những năm gần đây, căn bệnh phụ khoa không còn xa lạ với chị em phụ nữ. Theo thống kê của Bộ y tế khoảng 90% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh phụ khoa. Trung bình mỗi năm có khoảng 15-27% các ca mắc bệnh mới.Trong tổng số các ca mắc bệnh, số người chưa quan hệ tình dục chiếm tới 30%. Tình trạng này không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe sinh sản phụ nữ về sau.
1. Bệnh phụ khoa và các dấu hiệu cần đi khám
Bệnh phụ khoa là các bệnh ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục phía dưới như: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung và cơ quan sinh dục phía trên như:tử cung, vòi trứng và buồng trứng.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đã lập gia đình, sinh con hoặc chưa quan hệ tình dục ... đều có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời bệnh có thể diễn tiến nặng thành ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, vô sinh.
2. Khi nào bạn nên đi khám phụ khoa?
Bắt đầu bước vào giai đoạn tuổi dậy thì khoảng 13 đến 15 tuổi hoặc khi bắt đầu hành kinh. Đây là khoảng thời gian thích hợp để kiểm tra khi có những phát triển bất thường.
Khám định kỳ 6 tháng đến 1 năm, dù có hay không xuất hiện các triệu chứng bất thường. Khám khi vừa sạch kinh nguyệt 3 ngày.
Xuất hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường sau:
- Đau khó chịu vùng bụng dưới, vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục.
- Dịch âm đạo có mùi khó chịu.
- Cơ quan sinh dục ngứa rát, đau, có các nốt và các vết loét.
- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.
- Tiểu tiện đau buốt.
- Chậm kinh không rõ nguyên nhân.
3. Phụ nữ chưa quan hệ tình dục có khám phụ khoa được không?
Việc phụ nữ chưa hay đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như nhau. Nhưng tâm lý lo ngại khi thăm khám phụ khoa, bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt thọc sâu vào âm đạo dẫn đến rách màng trinh hoặc gây đau đớn, khó chịu nên dù có nhiều dấu hiệu bất thường các bạn gái vẫn không mạnh dạn đi khám.
Tuy nhiên trên thực tế trước khi thăm khám, các bác sĩ thường sẽ hỏi rất kỹ tình trạng quan hệ tình dục của bệnh nhân để có phương pháp thăm khám phù hợp.
Với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, các biện pháp thăm khám chỉ tiến hành phía ngoài cơ quan sinh dục hoặc soi dịch tươi âm đạo và làm các xét nghiệm cận lâm sàng... Các xét nghiệm xâm lấn có thể gây rách màng trinh như xét nghiệm Thinprep,.. sẽ không được thực hiện.
4. Quá trình thăm khám phụ khoa đối với phụ nữ chưa có quan hệ tình dục
Khám lâm sàng
Đầu tiên khi đi khám bạn sẽ được hỏi về tình trạng hôn nhân gia đình, tiền sử bệnh lý, dấu hiệu bệnh phụ khoa cần khám.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bên ngoài vùng kín như khám ổ bụng, khung xương chậu. Bệnh nhân nằm ở tư thế sản khoa, bác sĩ dùng tay ấn khám vùng bụng để xem xét có khối u hay không, nếu có cần xác định vị trí, kích thước và mật độ di động của khối u...
Sau đó, bác sĩ sẽ khám bộ phận sinh dục ngoài: vùng mu, vùng môi lớn, môi bé, âm vật, tuyến bartholin.... bằng mắt thường để kiểm tra xem có gì bất thường không.
Khám cận lâm sàng
Bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tử cung, buồng trứng... bằng các thiết bị y tế chuyên dụng để đưa các chỉ số giúp phát hiện những bất thường bên trong phần phụ mà không cần xâm nhập vào cơ quan sinh dục, không gây rách màng trinh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh một cách chính xác và chọn phương pháp điều trị thích hợp.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm các chỉ số nội tiết như Estradiol, Progesterol, Prolactin, testosterol, GnRH, FSH và LH giúp tiên lượng khả năng sinh sản hoặc các bệnh lý khác như buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến yên- vùng dưới đồi...
- Xét nghiệm dịch âm đạo: bằng cách lấy dịch tiết ở âm đạo đi kiểm tra bằng phương pháp nhuộm soi, nuôi cấy...để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, từ đó kê thuốc điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm nước tiểu: giúp đánh giá bệnh lý viêm nhiễm ở hệ sinh dục- tiết niệu và chức năng hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
- Siêu âm thành bụng: cho hình ảnh rõ nét về tử cung và các phần phụ, giúp phát hiện sớm các bất thường về buồng trứng(u nang buồng trứng), kích thước tử cung (niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng hay có khối u bất thường...)
- Siêu âm và X-quang tuyến vú: siêu âm vú nếu có các dấu hiệu nghi ngờ khối u bất thường hay ung thư vú.
Ngoài ra, bạn còn được bác sĩ tư vấn về các triệu chứng viêm nhiễm “vùng kín”, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, kinh nguyệt và cách vệ sinh vùng kín, các biện pháp ngừa thai trong tương lai.
5. Khám phụ khoa ở đâu uy tín?
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Là bệnh viện đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam mang lại sự lựa chọn hoàn hảo nhằm chăm sóc sức khỏe cho mọi người, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.
Cơ sở vật chất vượt trội với hệ thống phòng khám được trang bị máy móc hiện đại như máy siêu âm vú 3D Invenia ABUS và máy siêu âm E10 của GE với đầu dò điện tử, hiện đại.
Áp dụng các phương pháp tiên tiến điều trị triệt để các bệnh phụ khoa.
Địa chỉ: số 458 Minh Khai – Q.Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Được thành lập ngày 19/7/1955, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là địa chỉ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội . Đội ngũ bác sĩ thăm khám cho người bệnh là bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Địa chỉ: số 43 Tràng Thi, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khoa phụ sản Bệnh viện Bạch Mai
Khoa có nhiệm vụ và chức năng khám, hội chẩn và xử trí điều trị nội khoa các bệnh phụ khoa như rong kinh rong huyết, viêm nhiễm phụ khoa. Thực hiện các phẫu thuật chữa bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư sinh dục, phẫu thuật nội soi, cắt tử cung ...
Địa chỉ: số 78 đường Giải Phóng, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Xem thêm:
- Mẹ bầu có nên khám phụ khoa khi mang thai không?
- Khám phụ khoa cho trẻ em ở đâu?
- Khám phụ khoa cần biết gì trước khi khám