Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt?

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ, trong đó phương pháp không dùng thuốc đang được dần chú ý, phải kể đến điều trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền. Chữa bệnh mất ngủ tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt?

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt? Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt?

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến khoảng 40% dân số, trong đó chiếm tỉ lệ cao ở người cao tuổi. Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh mất ngủ, trong đó phương pháp không dùng thuốc đang được dần chú ý, phải kể đến điều trị bệnh mất ngủ bằng phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền. Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt?

Bệnh mất ngủ là gì ?

Mất ngủ là tình trạng khó vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc, khi một người không có ảnh hưởng của yếu tố tác động bên ngoài. Những người bị mất ngủ có thể thường gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau: mệt mỏi, năng lượng thấp, khó tập trung, rối loạn tâm trạng và giảm hiệu suất trong công việc hoặc ở trường.

vicare-chua-benh-mat-ngu-hieu-qua-tai-phong-kham-y-hoc-co-truyen-nao-thi-tot-body-1

Bệnh mất ngủ kéo dài bao lâu?

Mất ngủ có thể được đặc trưng dựa trên thời gian của nó. Mất ngủ cấp tính có thời gian bệnh ngắn hạn (dưới sáu tháng) và thường xảy ra do hoàn cảnh cuộc sống (ví dụ, khi bạn không thể ngủ vào đêm trước ngày thi, hoặc sau khi nhận được tin tức căng thẳng hoặc xấu). Nhiều người có thể đã trải qua loại gián đoạn giấc ngủ này, và nó có xu hướng tự biến mất mà không cần điều trị.

Mất ngủ mãn tính là giấc ngủ bị gián đoạn kéo dài ít nhất sáu tháng. Rối loạn mất ngủ mãn tính có thể có nhiều nguyên nhân. Những thay đổi trong môi trường, thói quen ngủ không lành mạnh, làm việc theo ca, và một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài. Những người bị chứng mất ngủ mãn tính có thể được hưởng lợi từ một số hình thức điều trị để giúp họ quay trở lại các kiểu ngủ lành mạnh. Mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một vấn đề y tế hoặc tâm thần khác, mặc dù đôi khi rất khó để giải thích mối quan hệ nhân quả này giữa chúng với bệnh mất ngủ.

Những người bị mất ngủ có xu hướng khó vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ hoặc họ thức dậy quá sớm vào buổi sáng. Điều trị chứng mất ngủ có thể bao gồm hành vi, tâm lý, các thành phần y tế hoặc một số kết hợp của chúng. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ cần nói về tình trạng cụ thể và tiền sử mất ngủ, cũng như nguyên nhân của nó, để quyết định kế hoạch điều trị tốt nhất.trong đó sự nổi lên của phương pháp điều trị không dùng thuốc ngày căng được ưa chuộng, đã và đang được nghiên cứu chứng minh và giải thích về cách thức hoạt động của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về phương này ở những phần dưới.

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ có thể được gây ra bởi các yếu tố thể chất và tâm lý. Đôi khi có một bệnh lý ẩn khác gây ra chứng mất ngủ mãn tính, trong khi chứng mất ngủ thoáng qua có thể là do một sự kiện gần đây mới xảy ra ảnh hưởng. Bệnh mất ngủ thường được gây ra bởi:

Sự gián đoạn trong nhịp sinh học – người bay nhiều nơi, thay đổi múi giờ, thay đổi công việc, độ cao, tiếng ồn môi trường, cực nóng hoặc lạnh.

Các vấn đề tâm lý - rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm thần.

Tinh trạng bệnh lý đi kèm - đau mãn tính, hội chứng mệt mỏi mãn tính, suy tim sung huyết, đau thắt ngực, bệnh trào ngược axit (gerd), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, bệnh parkinson và alzheimer, cường giáp, viêm khớp, u não, đột quỵ .

Hormone - estrogen, hormone thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt.

Thuốc

Các loại thuốc sau đây có thể gây mất ngủ ở một số bệnh nhân:

  • Corticosteroid
  • Statin
  • Ức chế alpha (alpha blocker)
  • Ức chế beta (beta blocker)
  • Thuốc chống trầm cảm SSRI
  • Chất gây ức chế ACE
  • ARB (thuốc ức chế thụ thể angiotensin ii)
  • Thuốc ức chế cholinesterase
  • Chất chủ vận H1 thế hệ thứ hai (không an thần)
  • Glucosamine chondroitin
vicare-chua-benh-mat-ngu-hieu-qua-tai-phong-kham-y-hoc-co-truyen-nao-thi-tot-body-2

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ là gì?

Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng mất ngủ, bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm.
  • Thức dậy vào ban đêm.
  • Thức dậy sớm hơn mong muốn.
  • Vẫn cảm thấy mệt mỏi sau một đêm ngủ.
  • Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày.
  • Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Tập trung và tập trung kém.
  • Không tập trung khi thức
  • Nhức đầu do căng thẳng (cảm giác như một vòng buộc chặt quanh đầu).
  • Khó giao tiếp xã hội.
  • Lo lắng về việc ngủ.

Thiếu ngủ có thể gây ra các triệu chứng khác. Người bị bệnh có thể thức dậy không cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo, có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ suốt cả ngày.

Điều trị bệnh mất ngủ bằng y học cổ truyền là gì?

Chữa bệnh mất ngủ bằng phương pháp châm cứu trong y học cổ truyền được ứng dụng phổ biến ở trung hoa. Và đã có nhiều nghiên cứu khoa học so sánh lợi của nó với việc điều trị bằng thuốc. Ngoài trừ bệnh nhân mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn khác, điều trị bệnh mất ngủ bằng y học cổ truyền là một phương pháp để lựa chọn cho bệnh nhân không thích điều trị bằng thuốc.

Cơ chế của phương pháp châm cứu là điều hòa yếu tố âm và dương để hồi phục lại trạng thái cân bằng sức khỏe và loại trừ tác nhân bệnh tật, và vì thế cải thiện giấc ngủ (chúng ta có thể hiểu sơ bộ phương thức tiếp cận của châm cứu rằng, theo y học phương đông, bệnh tật gây ra do sự rối loạn âm dương của một huyệt, tùy bệnh sẽ ảnh hưởng tùy huyệt, thì việc châm cứu vào huyệt hệ thống của bệnh đó sẽ giúp cải thiện bệnh), tương ứng với tác dụng của thuốc và thực phẩm chức năng trong y học phương tây, phương pháp châm cứu làm tăng nồng độ của acid γ-amino butyric, và vì thế cải thiện chất lượng giấc ngủ (người bệnh duy trì giấc ngủ tốt hơn, giảm tình trạng bị thức vào ban đêm).

Tuy nhiên vẫn còn cần nhiều nghiên cứu thêm về tính hiệu quả lâu dài của phương pháp châm cứu, xây dựng mô hình lựa chọn bệnh nhân phù hợp với phương pháp.

vicare-chua-benh-mat-ngu-hieu-qua-tai-phong-kham-y-hoc-co-truyen-nao-thi-tot-body-3

Chữa bệnh mất ngủ hiệu quả tại phòng khám y học cổ truyền nào thì tốt?

Bệnh viện y học cổ truyền thành phố hồ chí minh

Địa chỉ: 179 - 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM

Điện thoại: 028 39326579 - 028 39326004

Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 1061B Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TPHCM

Cơ sở 2: 483 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp, TPHCM

Điện thoại: 0931-225-777 – 02862-860-111, sau 20h gọi 0989-177-732

Chon Nguyen Pharma - phòng khám y học cổ truyền

Địa chỉ: 117 Chu Văn An, Phường 26, Bình Thạnh, TPHCM

Điện thoại: 091 871 45 00

Phòng khám y học cổ truyền Phong Vân

Địa chỉ: 162 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Phú Nhuận, TPHCM

Điện thoại: 091 393 37 55

Phòng khám y học cổ truyền thầy Sáu An

Địa chỉ: 19 Đường Số 17, Phường 4, Quận 8, TPHCM

Điện thoại: 098 224 40 03

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo quan điểm của tác giả, vì bệnh mất ngủ có nhiều nguyên nhân, trong đó có thể tình trạng mất ngủ của bạn có thể một bệnh lý tiềm ẩn khác chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý tim mạch.v..v, theo đó, bạn nên đến khám sức khỏe tổng quát rồi sau khi xác định mình không có bệnh lý tiềm ẩn nào thì bạn có thể lựa chọn cho bản thân phương pháp điều trị phù hợp, trong đó châm cứu trong y học cổ truyền là một phương pháp không dùng thuốc đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn của nó. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ phòng khám y học cổ truyền chữa hiệu quả bệnh mất ngủ trong bài viết hoặc hỏi ý kiến những người xung quanh bạn.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ điều trị mất ngủ bằng y học cổ truyền ở Hà Nội
  • Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu và cách điều trị
  • Mất ngủ - nỗi ám ảnh của tuổi trung niên