Chữa bệnh gai gót chân bằng đông y
Chữa bệnh gai gót chân bằng đông y là một trong những phương pháp đang được tìm hiểu và sử dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những bài thuốc phổ biến để chữa bệnh gai gót chân bằng đông y để mọi người cùng tham khảo.
Chữa bệnh gai gót chân bằng đông y
Chữa bệnh gai gót chân bằng đông y là một trong những phương pháp đang được tìm hiểu và sử dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những bài thuốc phổ biến để chữa bệnh gai gót chân bằng đông y để mọi người cùng tham khảo.
Nguyên nhân gây bệnh gai gót chân
Do yếu tố tuổi tác
Đây là lý do chính mà những người cao tuổi thường mắc phải. Nguyên nhân do khi tuổi càng cao, xương sẽ lão hóa và việc bồi đắp canxi sẽ suy giảm tại phần gót chân dẫn đến gai xương.
Do tính chất công việc và các hoạt động hằng ngày
Ở những người thường xuyên đi lại hoạt động bằng chân sẽ làm phần gót bị đè nặng lên như một điểm tựa khiến gót chân bị tổn thương và mọc gai.
Do viêm gót chân
Phần gót chân bị viêm canxi lâu ngày sẽ tích trữ tại vùng này và gây viêm. Lâu ngày lắng đọng nhiều dẫn đến hình thành mỏm xương nhọn tại gót.
Một số bài thuốc chữa bệnh gai gót bằng đông y
Có một số bài thuốc chữa gai gót bằng đông y với một số nguyên liệu cơ bản có sẵn trong tự nhiên như:
Rễ cây cà
Sử dụng rễ một số loại cà như cà tím, cà pháo,... đem sắc lấy nước đặc rồi ngâm chân hằng ngày từ 40 đến 60 phút, từ một đến hai lần.
Đậu phụ
- Bài thuốc thứ nhất: Chuẩn bị một lượng đậu phụ lượng vừa đủ. Đem hấp bằng nồi cách thủy thật nóng, sau một thời gian đem đổ ra chậu. Hơ nhẹ bàn chân ở phía trên để xông hơi, sau một lát đậu đã nguội bớt thì đặt chân lên để chườm. Khi đã nguội đi thì đem ra hấp nóng lại và chườm tiếp. Làm lặp lại 3 đến 5 lần mỗi ngày đẻ có hiệu quả.
- Bài thuốc thứ hai: Lấy một đoạn xương rồng gai và cắt bỏ hết gai. Dùng dao tách ra hai mảnh, mỗi tối trước khi đi ngủ rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp lên chỗ đau gót và dùng vải buộc chặt cố định trong 12 giờ, làm liên tục trong 7 ngày.
- Bài thuốc thứ ba: Lấy 2 lít giấm ăn 2 lít đun nóng vừa đủ để ngâm chân rồi đổ ra chậu, ngâm đến khi nguội thì đun lại. Duy trì liên tục trong vòng nửa tháng sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt và trong vòng 1 tháng sẽ đỡ đau. Để tiết kiệm thì bạn có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
Tế tân
- Chuẩn bị băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g, đem sấy khô rồi tán nhỏ ra để trong tấm lót giày dép đi hàng ngày. Trong trường hợp không có thấu cốt thảo có thể thay bằng cây phượng tiên hoa( hoa bóng nước).
- Bấm huyệt á thị huyệt (thống điểm): Trước tiên bạn cần ngâm chân trong nước ấm từ 7 đến 10 phút giúp cho cơ xương được giãn nở thoải mái và tăng tác dụng khi bấm huyệt. Dùng ngón tay cái xác định vùng gót chân bị đau ấn nhẹ vào , thực hiện ấn mạnh từ ngoài vào trong và gia tăng theo chiều ngoài vào trong khoảng 5 phút. Tiếp theo ấn huyệt dũng tuyền trong khoảng 1 phút. Thực hiện theo các bước trên trong 1 đến 2 tuần thì những cơn đau của bạn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn.
Xem thêm:
- Đau gót chân vào buổi sáng, xử lý như thế nào?
- Viêm cân gan chân và đau gót chân
- Uống nước đậu bắp luộc có tác dụng gì?