Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

Để chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không bạn có thể chỉ dùng lá trầu hoặc kết hợp với các nguyên liệu rất dễ kiếm từ thiên nhiên như muối và lá rau răm.

Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt? Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

Để điều trị bệnh á sừng bằng lá trầu không bạn có thể chỉ dùng lá trầu hoặc kết hợp với các nguyên liệu rất dễ kiếm từ thiên nhiên như muối và lá rau răm. Cùng tham khảo cách chữa á sừng bằng lá trầu không dưới đây.

vicare.vn-chua-sung-bang-la-trau-khong-nhu-nao-de-dat-hieu-qua-tot

Một số điều cần biết về căn bệnh á sừng

Á sừng là bệnh viêm da cơ địa dị ứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ gây đau đớn.

Bệnh có thể do:

Yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc...

Với các trường hợp viêm da tiếp xúc, chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp...

Bệnh không nguy hại đến sức khoẻ nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Được điều trị , bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.

Triệu chứng, biểu hiện nhận biết bệnh á sừng

Vào mùa hè, thương tổn có thể đỏ, ngứa nổi mụn nước như trong bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể làm các móng xù xì, lỗ chỗ.

Vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ càng nặng thêm, phần da bệnh dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Chi tiết về triệu chứng, biểu hiện bệnh á sừng xem thêm:

Nếu tiếp xúc với xà phòng, các chất tẩy rửa, các loại xăng dầu, hóa chất... thì bệnh càng nặng thêm. Thương tổn cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm phối hợp. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể chỉ gặp ở bàn tay hoặc bàn chân nhưng cũng có thể biểu hiện cùng lúc ở cả hai nơi.

Các cách điều trị bệnh á sừng

Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ Nizoral, dẫn xuất Imidazol, Griseofulvin.

Trường hợp nặng có thể phải dùng Corticoid, kháng Histamin.
Bệnh nhân nên theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

vicare.vn-chua-sung-bang-la-trau-khong-nhu-nao-de-dat-hieu-qua-tot-2 Lá trầu không vốn được xem như là một phương thuốc dân gian để điều trị các chứng bệnh viêm nhiễm thông thường, bệnh về da như: chữa á sừng, chữa vảy nến.

Lá trầu không rất quen thuộc và dễ kiếm đặc biệt được sử dụng khi ăn trầu. Theo kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại đã cho thấy rằng, trong 100g lá trầu không có chứa đến 2,4% tinh chất tinh dầu.

Thành phần chính có trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh mẽ, có khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, tụ cầu khuẩn, ... đặc biệt, chữa á sừng bằng lá trầu còn có công dụng kháng nấm cao đối với một số nhiều chủng loại nấm khác nhau.

Cùng tham khảo một số cách điều trị á sừng bằng lá trầu không:

Cách 1:

-Chọn lá trầu không sạch, không có hóa chất
-Rửa sạch, cắt nhỏ, đun sôi khoảng 15-20 phút
-Dùng một nước đun để uống
-Lượng nước còn lại có thể dùng để tắm hoặc rửa qua vùng bị á sừng
-Có thể áp dụng hàng ngày giúp giảm triệu chứng da khô bong tróc, ngứa da hiệu quả, làm sạch da.

Cách 2:

-Nguyên liệu gồm: 7 lá trầu không, 10 lá bèo hoa dâu, 2 nắm rau răm, một ít muối hạt, 2-3 lít nước sạch
-Rửa sạch, thái nhỏ các loại lá, đun sôi khoảng 15-20 phút
-Để nguội dung dịch rồi chắt ra khoảng 1⁄5 lượng nước để uống
-Lượng nước còn lại có thể dùng để tắm, và tắm lại bằng nước sạch
-Vắt bã các loại lá để bôi lên các chỗ bị bệnh á sừng
-Hàng ngày có thể tắm và bôi thuốc 2 lần để có tác dụng tốt nhất.

Chú ý: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống 1 trong 2 loại nước trên.

>>> Xem thêm: Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?

{lang: 'vi'}