Chu kỳ kinh nguyệt được tính thế nào?
Rất nhiều người trong chúng ta đã nghe về chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng các bạn đã biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là đúng khoa học? Bài viết này đây của HoiBenh sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu về chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính thế nào?
Rất nhiều người trong chúng ta đã nghe về chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng các bạn đã biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là đúng khoa học? Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu về chu kỳ kinh nguyệt.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt chính là hiện tượng chảy máu tử cung do niêm mạc của tử cung bong tróc khi mà trứng không được thụ tinh và làm tổ mà ra. Đây là hiện tượng có tính chu kỳ, được lặp đi lặp lại hàng tháng nên gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Tùy vào cơ địa, sức khỏe, thói quen sinh hoạt của từng người chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 23-35 ngày. Số ngày hành kinh từ 3-7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt không giống nhau ở mỗi người. Có một số phụ nữ thì chu kỳ kinh kéo dài trong khoảng từ 28-30 ngày, một số người thì chu kỳ này lại kéo dài tới 40 hoặc 45 ngày. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt tùy thuộc vào cơ địa từng người
2. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên có hiện tượng chảy máu hành kinh của tháng này cho đến ngày hành kinh đầu tiên của tháng tiếp theo đó. Như vậy, để tính chính xác chu kỳ kinh nguyệt thì phải quan sát trong nhiều tháng liền mới có thể biết được.
Ví dụ về cách tính chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Thời gian bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt của chị A cũng chính là ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện là 10/01/2018
- Thời gian hành kinh của tháng tiếp theo: 7/2/2018
Ta sẽ tính được là chu kỳ kinh nguyệt của chị A sẽ là 28 ngày. Tuy nhiên, nếu tính cả ngày mùng 10 của tháng trước thì không được tính ngày mùng 7 của tháng sau. Và nếu theo thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của chị A đều đặn thì đúng ngày 7/3/2018 chị A sẽ có kinh nguyệt
3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt đến sức khỏe
- Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng quan trọng trong công việc, sinh hoạt, trong cuộc sống hằng ngày
- Kinh nguyệt quá ngắn dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động của buồng trứng, làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới do nang trứng chín và phóng noãn không đúng chu trình
- Ảnh hưởng đến cân bằng nội tiết tố, làm cho chất lượng đời sống tình dục của phụ nữ bị ảnh hưởng, do hoocmon sinh dục biến đổi thất thường không được duy trì ổn định
- Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài sẽ làm hoạt động của các cơ quan sinh dục nữ bị xáo trộn. Nếu không khắc phục sớm tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai ở phụ nữ, thậm chí là vô sinh
- Mặt khác, chu kỳ kinh nguyệt thất thường còn tiềm ẩn nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây ra hiện tượng thiếu máu kéo dài, đi kèm với sự mất máu là thiếu sắt trong cơ thể. Một số chị em thường xuyên bị đe dọa sức khỏe bởi: choáng ngất, đau đầu, cơ thể mệt mỏi...
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
- Chế độ ăn: Một nghiên cứu trong năm 2009 cho thấy chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nồng độ hormone estrogen và ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt.
- Du lịch: Thời gian đi du lịch có thể ảnh hưởng đến hai loại hormon chính melatonin và cortisol kiểm soát chu kỳ của bạn.
- Thời tiết: Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bằng cách thay đổi tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone, gây ra kinh nguyệt thất thường.
- Giấc ngủ: Những phụ nữ bị khó ngủ có nhiều khả năng bị mất cân bằng nội tiết tố hơn.
- Căng thẳng đóng một vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của vùng dưới đồi và tuyến yên. Tuyến này kiểm soát tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng, tất cả đều phối hợp với nhau để quản lý kích thích tố trong cơ thể.
- Hút thuốc: Một người phụ nữ hút thuốc thường có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và không thường xuyên hơn.
- Rượu: Một thức uống có cồn có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Uống rượu gây tổn thương vĩnh viễn cho các mô và có thể phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố sinh sản nữ của con người và dẫn đến vô sinh.
- Tập thể dục: Tập thể dục cũng có thể có tác động tiêu cực đến chu kỳ của bạn. Tập thể dục lấy đi rất nhiều năng lượng, cơ thể của bạn có xu hướng giảm lượng calo và tạo ra căng thẳng trên cơ thể của bạn và điều này có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Tuổi tác: Tuổi tác có tác động lớn đến chu kỳ của bạn.
Chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của phụ nữ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn phải đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khoa Sản phụ khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng đến từ các bệnh viện phụ sản lớn, giàu kinh nghiệm chuyên môn cao, đồng thời hiểu rõ và quan tâm sát sao đến tâm lý, tình trạng của từng bệnh nhân. Với cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tự hào là đơn vị hàng đầu sản phụ khoa.
Xem thêm:
- 7 thứ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt ở các độ tuổi