Chu kì kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không?

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra giữa thời kỳ mãn kinh và tuổi dậy thì. Vậy hiện tượng chu kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không, hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời nhé.

Chu kì kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không? Chu kì kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không?

Chu kì kinh nguyệt ở phụ nữ là tập hợp các thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại ở cơ thể phụ nữ dưới sự điều khiển của hormone sinh dục và cần thiết cho sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra giữa thời kỳ mãn kinh và tuổi dậy thì. Vậy hiện tượng chu kì kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không, hôm nay chúng ta cùng tìm câu trả lời nhé!

Thế nào được gọi là chu kì kinh nguyệt ngắn?

Trước khi tìm hiểu liệu chu kì kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không chúng ta cùng hiểu xem thế nào là chu kì kinh nguyệt ngắn.

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian có thể khác nhau nếu tính từ ngày đầu của lần hành kinh này đến ngày đầu của lần hành kinh tiếp theo, chu kỳ có thể dao động trong khoảng từ 21 – 35 ngày. Số ngày hành kinh mỗi kỳ được tính trung bình là 3 – 7 ngày.

Như vậy, có thể hiểu chu kỳ kinh nguyệt có độ dài dưới ngưỡng trung bình, tức là khoảng cách từ ngày đầu của lần hành kinh này đến ngày đầu của lần hành kinh tiếp theo nhỏ hơn 21 ngày thì được gọi là chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

Chu kì kinh nguyệt ngắn là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, hiện tượng này có thể xảy ra do ảnh hưởng của tâm lý căng thẳng. Cơ thể thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân bằng nội tiết tố nữ, do nang noãn trưởng thành sớm. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về tuyến yên, tuyến giáp hoặc do tình trạng xuất huyết trong cơ thể.

vicare.vn-chu-ki-kinh-nguyet-ngan-co-anh-huong-gi-den-sinh-san-khong-body-1

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chu kì kinh nguyệt ngắn

Mỗi người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn có chu kì kinh nguyệt ngắn thì cần xem xét một số nguyên nhân sau:

Độ tuổi hành kinh

Tuổi tác có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Với bạn gái ở tuổi mới lớn, các nang trứng sinh trưởng quá nhanh khiến chu kỳ kinh bị ngắn lại, không đều và chưa ổn định.

Đến tuổi trưởng thành, kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định và đều đặn hơn do các tuyến nội tiết đã hoàn thiện. Lúc này nếu hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt ngắn diễn ra thường xuyên thì cần đi khám phụ khoa sớm nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Do di truyền

Nhiều chị em thừa hưởng đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt giống với mẹ đẻ của mình như: thời điểm có kinh lần đầu tiên, vòng kinh, lượng máu kinh, thời gian diễn ra hành kinh, có bị hội chứng tiền kinh nguyệt hay không... Do vậy, nếu người mẹ có đặc điểm chu kì kinh nguyệt ngắn thì nhiều khả năng con gái cũng có đặc điểm này.

Yếu tố tâm lý

Nhiều thống kê cho thấy, những người phụ nữ thường xuyên bị stress, mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn tâm lý thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt dẫn tới tình trạng chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

Thay đổi các hormone nội tiết

Rối loạn các hormone nội tiết gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Có nhiều nguyên nhân khiến mất cân bằng tuyến nội tiết như: dùng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao, dùng thuốc điều trị bệnh mãn tính, béo phì, luyện tập hoặc làm việc quá sức...

vicare.vn-chu-ki-kinh-nguyet-ngan-co-anh-huong-gi-den-sinh-san-khong-body-2

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn có ảnh hưởng gì đến sinh sản không?

Người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định là điều kiện cần thiết để chị em có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh.

Các chuyên gia cho biết, việc chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn là dấu hiệu của việc rối loạn kinh nguyệt. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của chị em.

Kinh nguyệt quá ngắn gây xáo trộn chức năng buồng trứng, nang trứng chín và rụng liên tục, từ đó làm giảm khả năng thụ thai, ảnh hưởng đến sinh sản.

Kinh nguyệt quá ngắn dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động của buồng trứng, làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới do nang trứng chín và phóng noãn không đúng chu kỳ.

Hoạt động của buồng trứng bị suy giảm nhanh chóng do thời gian sinh trưởng của noãn quá nhanh khiến trứng chính và rụng không đúng chu kỳ kinh nguyệt, từ đó làm giảm khả năng “đậu thai” ở nữ giới.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài sẽ làm các chức năng sinh lý bình thường của cơ quan sinh sản bị xáo trộn. Nếu không sớm chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và mang thai sau này.

Nguy hiểm hơn, hiện tượng chu kì kinh nguyệt ngắn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.