Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các loại dịch bệnh dễ dàng lây lan, sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Chính vì vậy việc chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân là điều vô cùng quan trọng ngay lúc này.

Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các loại dịch bệnh dễ dàng lây lan, sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Nhất là các bệnh lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa... Chính vì vậy việc chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân là điều vô cùng quan trọng ngay lúc này.

Dịch bệnh mùa đông xuân thường gặp

Việt Nam là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa không chỉ thuận lợi cho sự phát triển của động, thực vật mà nó còn là điều kiện để các loại vi khuẩn virus dễ dàng sinh sôi, nảy nở. Nhất là vào thời điểm giao mùa giữa mùa đông sang mùa xuân. Chính vì vậy, việc chủ động phòng tránh bệnh, chủ động tự bảo vệ sức khỏe cho cơ thể và người thân là điều vô cùng quan trọng.

Mỗi năm, trước khi mùa đông xuân bắt đầu, bộ Y tế thường đưa ra hàng loạt các kế hoạch phòng chống dịch bệnh đông xuân. Trong kế hoạch đó cũng nêu đầy đủ các loại bệnh có thể mắc phải vào thời điểm này. Theo đó, các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, có khả năng dễ dàng xâm nhập phát triển nhanh khiến người bệnh không kịp trở tay.

vicare.vn-chu-dong-phong-chong-dich-benh-mua-dong-xuan-body-1

Các bệnh về hô hấp và tiêu hóa dễ dàng tấn công cơ thể vào mùa đông.

Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng thường mắc bệnh nhất. Theo các chuyên gia, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong vì nhiễm khuẩn hô cấp tính chủ yếu do viêm phổ. Các bệnh đường hô hấp thường gặp đó là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA, viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang... Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm...

Các bệnh về tiêu hóa thường gặp có 2 loại là tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột gây ra. Bệnh tiêu chảy do virus rota thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây hại cho trẻ.

Cách phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân

Có nhiều cách để phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân. Nhưng quan trọng nhất là người dân phải chủ động bảo vệ bản thân, gia đình và tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo từ bộ Y tế liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt là các khuyến cáo liên quan đến bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Về phía các cơ quan chức năng, nên đẩy cao công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao chất lượng nhận thức cho mọi người về những kiến thức phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân. Tại các trường học, thầy cô có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá để hướng dẫn học sinh biết cách bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.

vicare.vn-chu-dong-phong-chong-dich-benh-mua-dong-xuan-body-2

Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng tăng cường việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây có thể là căn nguyên dẫn đến các căn bệnh về hệ tiêu hóa cho người dân và trẻ em. Tổ chức các buổi tiêm phòng vacxin đối với một số bệnh như sởi, rubella, cúm gà....

Một số dịch bệnh thường gặp vào mùa đông

Bệnh cảm cúm

Trong thời tiết chuyển mùa, cơ thể người chưa thích nghi kịp dẫn đến sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tình trạng cảm cúm với các triệu chứng: sổ mũi, hắt hơi, đau họng...Bệnh này rất dễ lây qua tuyến nước bọt, nước mũi...

Cần bổ sung các loại hoa quả nhiều vitamin C, ăn đồ nóng, ấm, đun chín.

>>> Xem thêm: Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và cách điều trị ho cảm cúm

Bệnh viêm đường hô hấp

Biểu hiện viêm đường hô hấp: đau họng khi nuốt, lạnh toàn thân, tiêu chảy nhẹ. Bệnh thường gặp ở những trẻ em nhỏ, người cao tuổi.

Để hạn chế bệnh viêm đường hô hấp vào mùa đông cần đeo khẩu trang khi ra đường, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý vào buổi sáng và buổi tối, đồng thời tránh đến những nơi đông người.

>>> Xem thêm: Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp khi trời rét

Dịch bệnh tiêu chảy cấp

Khi thời tiết mùa đông đến, là điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi. Bệnh tiêu chảy cấp là một ví dụ, đây là bệnh do vi trùng tả, thương hàn, virut đường ruột gây ra xâm nhập qua đường miệng. Người bị bệnh có biểu hiện nôn mửa, đi ngoài nhiều lần trong giờ, mất nước.

Vì vậy cần ăn chín uống sôi, hạn chế đồ lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong gia đình và các bữa tiệc tùng bên ngoài.

>>> Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh sởi

Hằng năm trên báo chí thường xuất hiện những thông tin bùng phát dịch bệnh sởi, bệnh lây qua đường hô hấp, trẻ em và phụ nữ mang thai là hai đối tượng dễ mắc bệnh.

Bệnh sởi dễ gây biến chứng liên đới với bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, sốt phát ban.

Để tránh bệnh sởi cần tiêm chủng vacxin, ăn uống đủ chất, và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.