Chóng mặt, ngất xỉu tình trạng phổ biến của mẹ bầu khi mang thai
Trong suốt khoảng thời gian thai kỳ, có thể nói các chị em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và hi sinh vì thiên chức làm mẹ. Bà bầu thường trải qua những cơn ốm nghén đầy mệt mỏi, tay chân sưng phù, hay vấn đề thường gặp nhất ở mẹ bầu khi mang thai đó là tình trạng chóng mặt và ngất xỉu. Điều này khiến cho các ông chồng và những người xung quanh thật sự lo lắng.
Chóng mặt, ngất xỉu tình trạng phổ biến của mẹ bầu khi mang thai
Trong suốt khoảng thời gian thai kỳ, có thể nói các chị em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và hi sinh vì thiên chức làm mẹ. Bà bầu thường trải qua những cơn ốm nghén đầy mệt mỏi, tay chân sưng phù, hay vấn đề thường gặp nhất ở mẹ bầu khi mang thai đó là tình trạng chóng mặt và ngất xỉu. Điều này khiến cho các ông chồng cùng những người xung quanh thật sự lo lắng, bởi không biết nguyên nhân tại sao.
Do mẹ bầu khi mang thai huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp xảy ra khá phổ biến trong thai kỳ, bởi lúc này mẹ bầu khi mang thai phải cung cấp thêm máu để nuôi dưỡng thai nhi. Đặc biệt với những trường hợp là song sinh, sinh ba, sinh bốn... thì lại cần rất nhiều lượng máu để nuôi sống cả mẹ và con.
Chính vì thế mẹ bầu bị chóng mặt, hoặc thậm chí có thể ngất xỉu khi huyết áp thấp. Vì vậy chị em cần phải kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên, nếu kết quả khoảng 90/60 hoặc thấp hơn thì chắc chắn bạn cần phải chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn.
Thông thường, trong 1 thai kỳ thì huyết áp sẽ giảm dần ở thời kỳ đầu mang thai sau đó tụt xuống mức thấp nhất vào giữa thai kỳ. Nhưng sau đó, huyết áp sẽ có sự thay đổi là tăng dần lên rồi giữ mức ổn định trong những ngày cuối thai kỳ.
Ngồi và đứng lên đột ngột
Việc nằm hoặc ngồi xuống, rồi sau đó đột ngột đứng dậy cũng sẽ khiến cho mẹ bầu khi mang thai có cảm giác chóng mặt, hoa mắt và té xỉu. Bởi lúc này, một phần do cơ thể của bạn có huyết áp thấp nên việc ngồi dậy bước đi quá nhanh sẽ khiến huyết áp không được ổn định kịp thời nên không đủ lượng máu trở về tim.
Và khi bạn ngồi thì lượng máu trong cơ thể sẽ bị đẩy xuống phía dưới bàn chân và bắp chân. Nên khi đứng dậy, di chuyển quá nhanh cũng sẽ khiến máu không thể đến tim kịp và gây ra triệu chứng nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột. Điều này sẽ làm cho mức huyết áp vốn thấp, giờ lại bị giảm xuống thay đổi nhanh chóng nên sẽ gây ra hiện tượng choáng váng.
Vì thế nếu lúc nằm, muốn đứng lên thì mẹ bầu hãy ngồi dậy từ từ và sau đó đứng im một lúc hẳn bước đi. Còn khi đang ngồi, muốn đứng dậy bạn hãy cố gắng thả lõng cơ thể và di chuyển chậm. Tốt nhất là không nên bước đi ngay sau khi rời khỏi ghế, hoặc ở tư thế đang nằm.
Nếu như mẹ bầu khi mang thai, vẫn còn đảm nhận công việc hay phải ngồi nhiều hoặc đứng nhiều thì lời lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên tìm cách hoạt động cho đôi chân của mình. Như thế sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu ở chân được duy trì, máu lưu thông tốt hơn.
Thiếu máu
Thiếu máu trong thời gian mang thai là vấn đề xảy ra khá thường xuyên ở các bà mẹ, lúc này lượng hồng cầu sẽ không đủ để cung cấp oxy đến não cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Và nếu như não không thể nhận đủ lượng oxy, hệ thần kinh trung ướng không có được đủ lượng máu kịp thời bạn sẽ thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu bất kỳ lúc nào.
Vì vậy trong thai kỳ, chị em cần lưu ý để tránh tình trạng thiếu máu. Cần ăn uống các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đồng thời có thể bổ sung sắt qua đường uống hoặc các món ăn. Vì thiếu hụt sắt là một trong những nguyên nhân chính gây nên thiếu máu.
Ăn uống thiếu dưỡng chất
Khi mang bầu, bạn phải biết chắc chắn rằng mình cần phải cung cấp lượng thức ăn cũng như các chất dinh dưỡng không chỉ để cho bản thân mà còn để nuôi dưỡng cả thai nhi trong bụng.
Nếu mẹ bầu khi mang thai ăn quá ít, cơ thể sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và ngất xỉu là điều dễ dàng xảy ra nhất. Và đối với người bình thường cũng như vậy, nếu như không được ăn uống đầy đủ thì sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược hoặc hạ đường huyết. Là những lý do hàng đầu khiến chúng ta bị chóng mặt, choáng váng...
Vì vậy trong giai đoạn mang thai, chị em nên cố gắng tự chăm sóc bản thân. Ăn uống đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, cũng như uống đủ nước. Có thể chia nhỏ những bữa ăn của mình, kèm theo 3 bữa chính trong ngày chứ không nên để cơ thể bị đói lả. Bổ sung nhiều các vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau quả, trái cây, nước ép... để tăng cường sức đầy kháng cho cơ thể. Đây là cách tốt nhất để mẹ bầu khi mang thai không bị ngất xỉu hay chóng mặt, tuy nhiên nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.