Cho trẻ sinh non ăn dặm lúc nào thì tốt?

Một em bé được cho là sinh non khi chào đời trước tuần 37 của thai kì. Các chuyên gia dinh dưỡng tại Mĩ cho biết nên cho bé sinh non ăn dặm vào khoảng 6 tháng sau ngày dự sinh chứ không phải là ngày sinh thực tế.

Cho trẻ sinh non ăn dặm lúc nào thì tốt? Cho trẻ sinh non ăn dặm lúc nào thì tốt?

Bé có thể ăn dặm khi nào?

Lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm hợp lý là một quyết định nan giản và gây hoang mang với nhiều mẹ trẻ, đặc biệt với các mẹ có bé sinh non.

Do trẻ sinh non, thiếu tháng có thể trạng cơ thể rất yếu và khả năng chịu đựng các sang chấn rất kém nên bé sinh càng non, càng nhỏ thì sức khỏe cơ thể càng yếu. Thời gian bé sinh non nằm trong bụng mẹ không đầy đủ nên cơ thể lẫn hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện đã phải chịu tác động không an toàn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển.

Trong đó, rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý về đường tiêu hóa là những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non. Thể tích dạ dày của trẻ còn bé, dạ dày nằm ngang hay hệ men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng hấp thụ kém... là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhiều bệnh lý liên quan đến tiêu hóa ở trẻ sinh non.
vicare.vn-cho-tre-sinh-non-an-dam-luc-nao-thi-tot-body-1

Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm như: có khả năng nuốt (khi mẹ cho bé ăn thử ngũ cốc pha sữa hoặc các món sánh hơn sữa một chút mà bé nuốt được hết), khả năng giữa đầu khi ngồi vào ghế ăn và có thể chủ động há miệng đón lấy thìa thức ăn...Bé cố gắng lấy thức ăn của mẹ hoặc người thân trong nhà cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bắt đầu thích những món ăn khác hơn sữa. Lúc này, mẹ đã có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Thực đơn cho trẻ sinh non

Thực đơn cho bé sinh thiếu tháng cần ưu tiên ngũ cốc và tăng cường chất sắt như bột yến mạch, bột lúa mạch hay gạo trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Các loại rau xanh, trái cây, thịt và trứng nên được đưa dần từ ít đến nhiều và từ lỏng đến đặc vào chế độ ăn uống của bé trong vòng vài tháng sau khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Bố mẹ cũng cần cung cấp một loại thức ăn mới trong một hoặc hai tuần để xác định các loại thực phẩm này có gây dị ứng cho bé hay không.
vicare.vn-cho-tre-sinh-non-an-dam-luc-nao-thi-tot-body-2

Các bố mẹ cũng cần lưu ý đây là giai đoạn chuyển giao. Trẻ đang chuyển từ ăn lỏng sang ăn thức ăn đặc, rắn và trẻ cũng đang tìm hiểu cách sử dụng lưỡi, thử nghiệm mùi vị và kết cấu của các loại thức ăn. Lúc này đang có rất nhiều thứ đang xảy ra trong cơ thể của trẻ.

Ở tuổi này trẻ cũng hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của mình. Trẻ biết khi nào mình đói và cũng biết khi nào chúng đã no bụng, đồng thời trẻ cũng biết thức ăn nào phù hợp với mình và khi nào không thích mùi vị và kết cấu của một loại thức ăn nào đó. Do vậy việc bắt ép trẻ ăn khi trẻ đã ngoảnh đầu đi hoặc đang mím chặt môi không có ích lợi gì cả mà còn khiến bé dễ mắc chứng biếng ăn hơn.

Trong 6 tháng đầu tiên trong đời tính từ ngày dự sinh ở trẻ thiếu tháng và về sau, trẻ nên được tiếp tục nhận được lượng calo và dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức để giữ được chất dinh dưỡng cần thiết trong tiêu chuẩn. Giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi có thể được coi là khoảng thời gian giúp trẻ tăng cường hệ tiêu hóa và khám phá mùi vị cũng như kết cấu của các loại thức ăn, do vậy bố mẹ cũng đừng lo lắng quá về số lượng thực phẩm đặc hoặc thức ăn mới mà trẻ có thể thu nạp được vào cơ thể.