Chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không?

Chó là vật nuôi vốn thân thiết và được nuôi trong nhiều gia đình. Tuy nhiên chúng cũng là nguồn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh dại. Khi bị chó cắn nhiều người lúng túng không biết phải xử lí như thế nào, đặc biệt chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không. bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích.

Chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không? Chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không?

Chó là vật nuôi vốn thân thiết và được nuôi trong nhiều gia đình. Tuy nhiên chúng cũng là nguồn mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh dại. Khi bị chó cắn nhiều người lúng túng không biết phải xử lí như thế nào, đặc biệt chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích.

Phát hiện các triệu chứng của bệnh dại

Sau khi bị chó dại mang mầm bệnh cắn, virus dại trong nước bọt của chó xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Trước khi phát bệnh dại, thông thường người bệnh sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi, sợ sệt trong khoảng 2-4 ngày. Kèm theo là sưng đau tại vị trí bị cắn, sốt toàn thân...

Bệnh dại biểu hiện rõ ràng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như ở thể co thắt, người bệnh sẽ có co thắt các cơ hô hấp, co thắt cơ thanh quản dẫn đến khó thở, suy hô hấp. Ngoài ra điển hình là sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió. Người bệnh thường muốn ở trong phòng tối, tránh ánh sáng, tránh các kích thích từ môi trường. Khi gặp các kích thích thì cơn co giật xuất hiện nhiều hơn, các cơn co thắt xuất hiện và người bệnh có thể tử vong do suy hô hấp.

Với thể liệt thì triệu chứng biểu hiện nhẹ hơn, không có các cơn kích thích vật vã quá độ, thường có biểu hiện co thắt cơ hô hấp và liệt vận động.

Khi bị chó cắn phải làm gì

vicare.vn-cho-khong-bi-dai-can-co-can-di-tiem-phong-dai-khong-body-1

Sau khi bị chó cắn thì việc quan trọng đầu tiên là bạn phải biết cách sơ cứu cho bản thân hoặc người xung quanh.

Cần phải xác định rõ con chó cắn là loại chó gì, là chó của nhà hay chó đi lạc ngoài đường, con chó này đã được tiêm phòng dại hay chưa, và xác định rõ con chó nào để theo dõi nó trong thời gian tới.

Việc sơ cứu được thực hiện sớm sẽ giúp hạn chế được mức độ trầm trọng của vết thương:

  • Vết thương bị chó cắn cần phải làm sạch, rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ hết nước bọt, chất tiết của miệng chó trên da và trên vết thương của bạn. Các mầm bệnh sẽ theo dòng nước trôi đi phần nào đó.
  • Dùng các thuốc sát trùng lên vùng vết thương: thuốc sát trùng có ý nghĩa là sạch vùng bị thường, diệt các mầm bệnh có trên vùng vết thương và hạn chế sự phát triển nhân lên của mầm bệnh trên đó. Tuy nhiên bạn cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây đau hoặc không cố gắng đưa thuốc sát trùng vào sâu bên trong vết thương.
  • Cầm máu: việc cầm máu là quan trọng nếu máu chảy nhiều ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, tuy nhiên nếu máu chảy ít thì bạn không nên thực hiện cầm máu. Việc cầm máu sớm sẽ làm các chất tiết, vi khuẩn, nước bọt của chó đi sâu vào trong cơ thể. Vì vậy hãy thực hiện rửa vết thương trước, sau đó khoảng 10-15 phút mà máu chảy không cầm thì thực hiện băng vết thương để cầm máu. Giơ cao vùng bị thương cũng là một cách để cầm máu tốt do hạn chế được dòng máu đến vết thương. Với những trường hợp máu chảy phun thành tia thì dùng dây garo gốc chi bị thương để hạn chế máu đến vùng bị thương và sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Chó không bị dại cắn có cần đi tiêm phòng dại không?

vicare.vn-cho-khong-bi-dai-can-co-can-di-tiem-phong-dai-khong-body-2

Theo lí thuyết thì có không bị dại sẽ không chứa mầm bệnh và không có khả năng gây bệnh dại cho người. Có nhiều người bị chó nhà cắn, nên chủ quan không đi tiêm phòng dại. Tuy nhiên việc này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân. Khi bị chó cắn thì không được chủ quan, kể cả là chó nhà cắn.

Những trường hợp sau thì không cần đi tiêm phòng dại mà nên theo dõi tại nhà:

  • Vết cắn nhẹ, vị trí xa các vùng thần kinh trung ương và các vùng nguy hiểm.
  • Chó được xác định rõ là không có nguy cơ bị dại, không có triệu chứng của bệnh dại hoặc đã được tiêm phòng dại.
  • Việc theo dõi chó cần được tiến hành chặt chẽ. Sau 15 ngày mà chó vẫn sống thì có thể yên tâm là chó không bị dại. Nếu trong 15 ngày mà chó có biểu hiện bệnh dại, chó bị chết hay mất tích thì cần đến cơ sở y tế để được tiêm phòng vắc xin dại..

Việc theo dõi chó là rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh có thể xảy ra. Chó không bị dại cắn thì bạn không cần thiết phải đi tiêm phòng dại. Tuy nhiên kể cả là chó nhà, chó đã được tiêm phòng dại, chó không bị dại cắn thì vẫn nên theo dõi người bị chó cắn và con chó cẩn thận.

Những trường hợp sau thì nên đi tiêm phòng vắc xin dại sớm:

  • Vết cắn sâu, vết cắn ở nhiều vị trí, tổn thương nhiều vùng da của cơ thể thì nên đi tiêm phòng kịp thời vì khả năng lây lan nhanh chóng.
  • Vết cắn ở vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, bộ phận sinh dục, vết cắn gần vị trí các dây thần kinh... thì nguy cơ lây lan cao, vì vậy nên được đến tiêm huyết thanh chống dại và vắc xin phòng dại sớm.
  • Bị chó cắn mà chó đang ở trong vùng dịch bệnh, chó đang có biểu hiện của bệnh dại, hoặc chó bị chết,mất tích ngay sau đó hoặc không xác định được con chó cắn thì nên được tiêm phòng dại sớm, tránh để muộn gây hậu quả đáng tiếc.

Phòng tránh bệnh dại

  • Tiêm phòng cho chó mèo đầy đủ theo lịch của địa phương. Đây là cách phòng bệnh hữu hiệu để bảo vệ cho gia đình bạn và những người xugn quanh.
  • Chó đi ra ngoài đường cần đeo rọ mõm, có dây xích chó. Ở trong nhà nên có cũi, chuồng cho chó mèo.
  • Tiêm phòng khi bạn có nguy cơ bị bệnh dại, việc tiêm phòng sớm và đầy đủ để đảm bảo an toàn tính mạng cho bạn. Việc tiêm phòng muộn có thể gây những hậu quả đáng tiếc.
  • Không tự ý dùng các biện pháp chữa bệnh không có cơ sở khoa học để tự điều trị bệnh. Bệnh dại hiện nay chỉ được điều trị đặc hiệu bằng huyết thanh kháng dại nếu đến sớm và vắc xin chống dại. Vì vậy hãy tiêm phòng đầy đủ cho sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

  • Chó đã tiêm phòng đầy đủ có bị dại không?
  • Bị chó của nhà cắn có cần tiêm phòng không?
  • Tiêm vacxin phòng dại có hại cho sức khoẻ không, có bị sốt không?