Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần bao nhiêu là bé phát triển tốt, đạt chuẩn

Chiều dài xương mũi thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng phát triển của thai nhi mà mẹ bầu cũng cần rất lưu tâm. Vậy chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần là bao nhiêu?

Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần bao nhiêu là bé phát triển tốt, đạt chuẩn Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần bao nhiêu là bé phát triển tốt, đạt chuẩn

1. Đo chiều dài xương mũi thai nhi để làm gì?

  • Đo chiều dài xương mũi của thai nhi hay còn gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất mà mẹ bầu cần làm trước khi sinh, bên cạnh các xét nghiệm quan trọng khác như: Đo chu vi vòng đầu, đường kính vòng bụng, chiều dài xương đùi của thai nhi...
  • Đây là những chỉ số rất quan trọng giúp bác sĩ đánh giá khả năng mắc phải dị tật của bé, cụ thể là hội chứng Down hay không. Việc theo dõi chỉ số chiều dài xương mũi giúp cho bác sĩ đánh giá được một cách tối đa nhất nguy cơ mắc dị tật của bé ngay trong giai đoạn đầu để có những can thiệp kịp thời.
  • Vào thời kỳ cuối của tam cá nguyệt đầu tiên, tức là tuần thai thứ 11 của thai kỳ, các thành phần cơ bản của mũi bé bắt đầu được hình thành. Khi thai nhi được 4 tuần tuổi, mũi của bé dần dần được hình thành như một đường thở của bào thai.
  • Đo chiều dài xương mũi thai nhi ở giai đoạn đầu có thể phát hiện được ra bất sản xương mũi. Bất thường xương mũi thai nhi là dấu hiệu mô tả hiện tượng xảy ra khi không thấy xương mũi thai nhi khi làm xét nghiệm thai ở mẹ bầu. Theo các bác sĩ, chiều dài xương mũi thai nhi càng ngắn so với độ dài chuẩn tính theo tuổi thai thì nguy cơ mắc hội chứng Down của bé càng cao.

2. Cần đo chiều dài xương mũi thai nhi từ tuần thứ mấy?

Theo như TS. BS Lê Thị Thu Hà - Khoa Sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, chiều dài xương mũi thai nhi còn phụ thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai. Cụ thể hơn, người da trắng thường có xương mũi dài hơn người da vàng. Về di truyền, cha mẹ mũi tẹt thì xương mũi con cũng ngắn. Tuổi thai càng lớn thì chiều dài xương mũi càng cao.

  • Bởi tính quan trọng của đo chiều dài xương mũi thai nhi, nên mẹ bầu cũng cần để ý các mốc thời gian để chủ động theo dõi chiều dài xương mũi của bé. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến nghị mẹ bầu nên đi kiểm tra vào các tuần thai sau: Tuần thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi.
  • Tùy vào độ tuổi của thai nhi mà kết quả đo chiều dài xương mũi sẽ có kết quả khác nhau. Cụ thể, khi thai nhi được 20 tuần tuổi thì số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Các bé có chiều dài xương mũi ngắn hơn 3.5mm ở tuần thai thứ 22 thì có nguy cơ mắc hội chứng Down cao.
  • Đo chiều dài xương mũi là một chỉ số thực phản ánh được quá trình phát triển của thai nhi. Nếu trong trường hợp thai nhi có chiều dài xương mũi ngắn hoặc không đo thấy chiều dài xương mũi thì bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu làm thêm các xét nghiệm khác để có được kết quả chính xác nhất.

3. Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần

HoiBenh.vn-chieu-dai-xuong-mui-thai-nhi-32-tuan-bao-nhieu-la-be-phat-trien-tot-dat-chuan-bosy-2
Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần
  • Chiều dài xương mũi thay đổi theo từng tuần thai, tăng lên tuyến tính cùng với tuổi thai và chiều dài mông vú.
  • Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Philippines tiến hành vào giữa năm 2010 đến 2011 về chiều dài xương mũi thai nhi. Nghiên cứu này được thực hiện trên 74 phụ nữ đang mang thai và thu được kết quả như sau:

- Độ dài xương mũi thai nhi vào các tuần: 11, 12, 13, 14, 15 tương ứng là: 1.97mm, 2.37mm, 2.90mm, 3.44mm, 4.05mm.

- Chiều dài xương mũi ( NBL) tăng lên tuyến tính với tuổi thai tiến triển ( GA) và chiều dài mông vú ( CRL).

- Thai nhi 20 tuần tuổi, có độ dài xương mũi từ 4.5mm trở lên được coi là bình thường.

  • Thai nhi ở tuần thứ 32 đã phát triển hơn nhiều so với các tuổi thai trước đó. Tuy nhiên đây chỉ là các thông số tham khảo cho mẹ bầu chứ không mang tính chất bắt buộc, bởi như đã nêu ở trên, độ dài xương mũi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Độ dài xương mũi thai nhi ở tuần thai thứ 32 có thể > 8mm. Không có giới hạn chính xác cho việc lo lường chiều dài xương mũi của thai nhi ở tuần thai này. Nếu ở các giai đoạn tuổi thai trước, chiều dài xương mũi của bé vẫn phát triển ổn định, thì đến khi thai nhi 32 tuần mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nữa.

4. Những xét nghiệm khi siêu âm thai cần làm ở tuần thai thứ 32

Để có được những chỉ số siêu âm thai một cách ổn định và khách quan nhất để đánh giá được chính xác tình hình phát triển của bé thì bạn cần lưu ý:

  • Thực hiện xét nghiệm máu và nước ối để tầm soát các yếu tố liên quan đến dị tật thai nhi.
  • Thực hiện một số thủ thuật kiểm tra bất thường xảy ra muộn mà những lần trước không thấy như ở tim hay cấu trúc não.
  • Siêu âm thai theo đúng lịch định kỳ của bác sĩ để có những đánh giá chính xác và kịp thời nhất.
  • Trong trường hợp thai phát triển chậm, nhẹ cân và có khả năng gây suy thai và ngạt sau đẻ, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ và đưa ra thời điểm dự sinh phù hợp.
  • Bác sĩ cũng sẽ liên tục kiểm soát hoạt động lưu thông máu trong dây rốn, mức độ và chất lượng nước ối, xác định ngôi thai cũng như đánh giá các nguy cơ có thể xảy ra với cả mẹ và bé.

Trên đây là các thông tin liên quan đến chiều dài xương mũi của bé trong suốt thai kỳ, đặc biệt là ở thai nhi 32 tuần. Theo dõi và đánh giá chiều dài xương mũi của thai nhi là điều vô cùng quan trọng giúp phát hiện sớm các dị tật cho bé từ đó có cách xử lý nhanh nhất. Qua bài viết hy vọng mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức mới để cùng với bác sĩ, theo dõi và đánh giá tình trạng của bản thân, từ đó đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho con yêu.

Xem thêm:

  • Tư thế nằm của mẹ bầu ảnh hưởng lớn đến thai nhi
  • 10 cách đơn giản để ngăn ngừa dị tật thai nhi
  • Theo dõi cử động thai nhi