Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu phản ánh điều gì?
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng, trong công thức máu có nhiều chỉ số với ý nghĩa riêng biệt, qua thông tin các chỉ số sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Trong đó thắc mắc về chỉ số WBC trong xét nghiệm máu được rất nhiều người quan tâm.
Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu phản ánh điều gì?
Công thức máu hay còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa.
Các chỉ số trong xét nghiệm công thức máu
Trong các xét nghiệm thường quy, thì công thức máu có 17 chỉ số và theo trình tự đọc của máy như sau:
1. WBC (white blood cell): Bạch cầu.
2. NEUT (neurophil count hoặc neutrophils): Số lượng bạch cầu trung tính.
3. LYM (lymphocyte count hoặc lymphocytes): Số lượng bạch cầu Lympho.
4. MONO (MONOCYTE): Mono bào.
5. EOS (EOSINOPHIL): Đa nhân ái toan.
6. BASO (BASOPHIL): Đa nhân ái kiềm.
7. RBC (Red Blood Cell Count): Số lượng hồng cầu.
8. HGB = Hb (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố.
9. HCT (Hematocrit): Dung tích hồng cầu, khối hồng cầu.
10. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu.
11. MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
12. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
13. RDW (Red (cell) Distribution width): Phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
14. PLT (platelet count): Số lượng tiểu cầu.
15. MPV (Mean platelet volume): Thể tích trung bình tiểu cầu.
16. PCT (Plateletcrit): Thể tích khối tiểu cầu.
17. PDW (Platelet disrabution width): Độ phân bố tiểu cầu. (*)
Các xét nghiệm chuyên khoa thì có thể đề nghị làm thêm bộ 3 xét nghiệm chức năng đông cầm máu: TP (Prothrombin content), aPTT (activative Partial Thromboplastin Time) và Fibrinogen.
Tìm hiểu về chỉ số WBC bạch cầu
WBC là viết tắt của từ White Blood Cell: có nghĩa là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của thông số này là 4000 – 10000 bạch cầu/mm3 (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm3 máu). Khi chỉ số WBC này tăng hay giảm thì có thể biết được tình trạng sức khỏe của người xét nghiệm.
Các trường hợp tăng, giảm chỉ số WBC
- Chỉ số WBC tăng trong trường hợp viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu, ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra xem mình có đang sử dụng các loại thuốc có thể gây tăng số lượng bạch cầu không như dòng corticosteroid
- Chỉ số WBC giảm trong trường hợp thiếu máu do bất sản (giảm sản xuất), thiếu hụt vitamin B12 hoặc folate (không trưởng thành được), nhiễm khuẩn (giảm sự sống sót). Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây giảm số lượng bạch cầu: các phenothiazine, chloramphenicol, aminopyrine.
Khi đi khám sức khỏe bạn thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì chắc hẳn bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Bài viết giúp các bạn giải đáp thắc mắc chỉ số WBC là gì cũng như biết được ý nghĩa của các thông số xét nghiệm máu. Qua bài viết này, hy vọng đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các bạn trong việc hiểu rõ hơn trong việc xét nghiệm công thức máu và ý nghĩa của từng chỉ số.
HoiBenh Home Địa chỉ xét nghiệm máu uy tín minh bạch
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm HoiBenh Home. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với HoiBenh Home khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
Hiện HoiBenh Home cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát (bao gồm cả Xét nghiệm công thức máu) tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và HoiBenh Home tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.
Đia chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
(*) Thông tin được HoiBenh tổng hợp từ nhiều nguồn, bạn đọc xin lưu ý
Xem thêm:
- Nắm chắc 8 chỉ số này để tự đọc kết quả xét nghiệm máu
- Những chỉ số không thể bỏ qua khi đọc kết quả xét nghiệm máu