Chỉ số HDL cholesterol trong máu là gì?

Bạn có biết HDL cholesterol trong máu là gì hay đã từng thấy nó trong tờ kết quả xét nghiệm nhưng vẫn không hề để ý đến. Vậy HDL cholesterol trong máu là tốt hay xấu đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chỉ số HDL cholesterol trong máu là gì? Chỉ số HDL cholesterol trong máu là gì?

HDL là chỉ số gì?

Khi xét nghiệm mỡ máu, bạn cần phải quan tâm đến 4 chỉ số quan trọng, đó là: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol ( LDL-c), HDL cholesterol ( HDL- c) và triglyceride.

HDL là một loại cholesterol tốt, là một dạng chất đạm béo vận chuyển cholesterol về cho gan để thực hiện chức năng phân tích thải trừ. Đây là một loại chất béo có tỷ trọng cao.

Nếu chỉ số HDL cao có thể giảm được nguy cơ đứng tim và tai biến mạch máu não. Và ngược lại nếu thành phần HDL thấp sẽ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Đối với một người khỏe mạnh, HDL cholesterol càng cao càng tốt, với mức bình thường là >1,3 mmol/l hoặc là trên 50 mg/dL.

Phương pháp giúp tăng HDL- Cholesterol trong máu

  • Tập thể dục thường xuyên, các bài tập như: chạy, đạp xe, bơi lội cùng các bài tập trọng lượng mức vừa phải.
  • Nếu bạn bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân sẽ giúp tăng HDL-C. Nên giữ cân nặng ở mức độ phù hợp.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Thêm món từ cá vào khẩu phần dinh dưỡng giúp tăng định lượng HDL trong cơ thể.
  • Người trên 65 tuổi có thể uống 1 ly rượu vang/ngày, còn dưới 65 tuổi có thể uống 2 ly rượu vang/ngày.
  • Giảm lượng đường và bổ sung trái cây và rau.
  • Nên dùng dầu oliu, đậu nành là chất béo không bão hòa giúp tăng HDL-c.
vicare.vn-chi-so-hdl-cholesterol-trong-mau-la-gi-body-1
  • Dùng các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như: socola đen, dâu, bơ, các loại hạt, cải xoăn, củ cải và rau bina.

Nếu các biện pháp tăng HDL- Cholesterol không hiệu quả, bạn nên bổ sung các thành phần trong chế độ dinh dưỡng, nhưng nên thực hiện một cách khoa học vì các biện pháp chưa được chứng minh có thể giảm các cơn đau tim, đột quỵ. Và cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để tránh gây nguy hại đối với sức khỏe, và tác dụng phụ của thuốc.

Xem thêm:

  • Điều gì xảy ra khi HDL - Cholesterol giảm
  • Thuốc cholestyramin - “Bạn thân” của người bị cholesterol
  • Giải thích ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm mỡ máu