Chỉ số EQ 120 là cao hay thấp?

EQ là một loại chỉ số đo lường cảm xúc của một cá nhân. Nhiều người thắc mắc không biết chỉ số EQ 120 là cao hay thấp và loại chỉ số này cao có tác dụng gì không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, hãy xem ngay lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chỉ số EQ 120 là cao hay thấp? Chỉ số EQ 120 là cao hay thấp?

EQ là một loại chỉ số đo lường cảm xúc của một cá nhân. Nhiều người thắc mắc không biết chỉ số EQ 120 là cao hay thấp và loại chỉ số này cao có tác dụng gì không? Nếu bạn đang có cùng thắc mắc, hãy xem ngay lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số EQ là gì?

Chỉ số EQ là viết tắt của cụm từ đầy đủ Emotional Quotient, là loại chỉ số thông minh của cảm xúc, về khả năng sáng tạo và về trí tưởng tượng của con người.

Theo các nhà nghiên cứu, chỉ số EQ (trí thông minh cảm xúc) được đánh giá thông qua các tiêu chí:

  • Khả năng hiểu rõ bản thân: các trạng thái trong cơ thể, nguồn lực, sở thích và trực giác của chính bạn.
  • Khả năng kiểm soát: quản lý được trạng thái bên trong cơ thể và có thể điều tiết, kiềm chế cảm xúc, nguồn lực, các xung động quanh cơ thể.
  • Động lực: nguồn cảm xúc dẫn dắt, hỗ trợ cho bạn đạt được mục tiêu mong muốn.
  • Cảm thông: am hiểu cảm xúc và nhu cầu, mối quan tâm của những người xung quanh.
  • Các kỹ năng xã hội: thành thạo trong việc giao tiếp và gợi ra phản ứng mong muốn có trong người khác.
vicare.vn-chi-so-eq-120-la-cao-hay-thap-body-1

2. Giải đáp chỉ số EQ 120 là cao hay thấp

Trong các nghiên cứu với thang điểm 100 làm mốc trung bình, các nhà tâm lý đã cùng nhau kết luận về chỉ số EQ rằng:

  • Có đến 68% dân số đạt điểm EQ từ 85 – 115.
  • Khoảng 16% dân số có điểm EQ từ 84 trở xuống.
  • 14% dân số có điểm EQ trong mức từ 116 đến 130.
  • Chỉ có 2% dân số có chỉ số EQ tối ưu đạt từ 131 trở lên.

Như vậy, với câu hỏi chỉ số EQ 120 là cao hay thấp, bạn có thể biết rằng bạn đang thuộc nhóm người có chỉ số EQ cao.

3. Chỉ số EQ và những vấn đề trong cuộc sống

Trước đây, mọi người thường chỉ quan tâm đến chỉ số IQ (đánh giá trí thông minh, tư duy của con người) trong hầu hết các lĩnh vực: công việc, học tập, đời sống... Thế nhưng, trong thời gian gần đây, chỉ số EQ lại góp phần không nhỏ trong các đánh giá của các nhà tuyển dụng.

Trong một cuốn sách mang tên “Trí tuệ cảm xúc là gì?” của tác giả Bressert đã đề cập đến kết quả của một nghiên cứu: Chỉ số thông minh là chưa đủ, còn phải cần thêm chỉ số trí tuệ cảm xúc.

Trên thực tế, trong mọi sự thành công, chỉ số IQ chỉ chiếm khoảng 10% đóng góp hoặc đối với những đối tượng đặc biệt thông minh, IQ chỉ đóng góp tối đa 25%. Phần còn lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác, đặc biệt là chỉ số EQ.

Massageishealthy trong phần 2 của cuốn sách cũng đã nhấn mạnh: chỉ số EQ là một loại chỉ số cực kỳ quan trọng dẫn đến thành công. Trong một xã hội ngày càng phát triển, chỉ số EQ lại càng trở nên cần thiết. Vậy thì tại sao các nhà tuyển dụng trong thời đại này lại quan tâm nhiều đến chỉ số EQ?

Một số đặc điểm sau ở người có chỉ số EQ cao khiến họ trở nên khác biệt và có nhiều lợi thế:

  • Lạc quan và có thể điều tiết cảm xúc

Người có chỉ số EQ cao thường ít xảy ra trường hợp than thân trách phận trong các tình huống khó khăn, thường biết điều tiết các cảm xúc tiêu cực và trong một số trường hợp, họ có thể biến tiêu cực thành suy nghĩ tích cực.

Hầu hết những người trong nhóm này đều có chung trạng thái là bình tĩnh, thay vì dùng thời gian để than vãn thì họ sẽ tìm mọi cách gỡ rắc rối. Họ thường không lún quá sâu vào những thất bại, khó khăn và khiến nó ảnh hưởng đến công việc chung.

  • Không nuôi các hận thù vô nghĩa

Những người có trí tuệ cảm xúc cao đều có thể kiểm soát cơn giận dữ, tức tối và hận thù của cá nhân, rất công tư phân minh và không để loại cảm xúc này gây ra bất lợi cho công việc chung. Đồng thời, họ có thái độ cực kỳ tích cực trong việc học hỏi các sai lầm từ quá khứ. Đây cũng là điểm mấu chốt khiến các nhà tuyển dụng yêu thích người có chỉ số EQ cao.

  • Có thể tạo động lực cho người khác

Với thái độ tích cực và các kỹ năng xã hội cao, người có EQ cao thường biết cách tạo ra các lời khuyên có ích cho người xung quanh, tạo ra nguồn động lực cho chính bản thân và mọi người hàng ngày.

vicare.vn-chi-so-eq-120-la-cao-hay-thap-body-2

4. Bạn có thể nâng cao hơn chỉ số EQ của mình không?

Câu trả lời là có.

Sau khi tìm hiểu được tầm quan trọng của chỉ số EQ trong cuộc sống cũng như vẫn chưa quá hài lòng về mức độ EQ 120 của bản thân, bạn có thể tập một số thói quen sau để tăng cường chỉ số này.

  • Tập suy nghĩ tích cực

Ở bất kỳ giai đoạn nào, bạn cũng sẽ phát hiện ra các mâu thuẫn và khó khăn bên trong, như nền kinh tế, như sự phá sản của các công ty, hay như các thảm họa của môi trường... Ở những thời điểm này, đừng để bản thân bị cuốn vào bất kỳ hiện tượng tiêu cực nào và khiến cảm xúc trùng xuống. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng nỗ lực để đưa bản thân thoát khỏi các sự kiện không mấy tốt đẹp phía trên.

  • Quyết đoán

Người có chỉ số EQ cao thường là những người biết cân bằng giữa cảm xúc và lý trí, có thể đưa ra những quyết định khách quan nhất sau khi loại bỏ sự giận dữ, tức giận hoặc các suy nghĩ vội vã của mình.

  • Tăng cường “kho” từ vựng

Từ vựng tốt là cách hiệu quả để thu hút và giao tiếp với những người xung quanh. Hãy khiến kho từ vựng của bạn thêm phong phú, đặc biệt là những từ vựng về mặt cảm xúc. Đồng thời, hãy tập đưa ra các từ ngữ diễn tả chính xác nhất cảm xúc của bạn mọi lúc, mọi nơi, từ đó có thể cải thiện những điều tiêu cực và phát huy thêm các cảm xúc tích cực.

  • Tập tha thứ như không được quên

Tránh để các hận thù trong lòng, nhưng tuyệt đối không được quên những điều tai hại mà người khác đã gây ra cho bạn, để bạn có thêm kinh nghiệm trong việc khéo léo phòng tránh hậu quả về sau, đồng thời không khiến lòng hận thù làm lệch lạc suy nghĩ.

Như vậy, câu hỏi chỉ số EQ 120 là cao hay thấp đã có lời giải đáp. Bạn đang ở trong nhóm người có chỉ số EQ cao và hãy cố gắng phát huy những lợi điểm này trong công việc, đời sống nhằm gặt hái các thành công nhất định.

Xem thêm:

  • 5 cách mà cảm xúc điều khiển hành vi của bạn
  • Bí quyết dạy trẻ cách điều khiển cảm xúc
  • Làm sao để hiểu được cảm xúc của trẻ tự kỷ?