Chỉ số đường huyết mang thai báo động nguy hiểm chị em cần biết

Kiểm tra chỉ số đường huyết thai kỳ là cực kỳ quan trọng, giúp các mẹ bầu phát hiện kịp thời các căn bệnh có thể gặp. Một vài thông tin về chỉ số đường huyết mang thai báo động nguy hiểm mà chị em có thể gặp sẽ được HoiBenh chia sẻ qua bài viết dưới đây.

Chỉ số đường huyết mang thai báo động nguy hiểm chị em cần biết Chỉ số đường huyết mang thai báo động nguy hiểm chị em cần biết

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose, một loại đường đơn có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí có thể khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường. Đường huyết thường được đo bằng miligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc milimoles trên liter (mmol/L).

Chỉ số đường huyết được đo tại 3 thời điểm, nếu ở mức dưới đây là có thể coi là bình thường:

  • Sau đói: < 5,1
  • Sau khi ăn 1 tiếng: < 10
  • Sau khi ăn 2 tiếng: < 78.5
HoiBenh.vn-chi-so-duong-huyet-mang-thai-bao-dong-nguy-hiem-chi-em-can-biet-body-2
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose, một loại đường đơn có trong máu

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường khởi phát trong quá trình mang thai và thường kết thúc trong quá trình thai nghén được chấm dứt gọi là tiểu đường thai kỳ. Các mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ có lượng đường trong máu cao hơn với chỉ số đường huyết khi mang thai vượt trên chỉ số thông thường.

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi cơ thể không sản xuất đủ hormon insulin để chuyển hóa lượng đường glucose thành năng lượng, khiến cho glucose bị tích tụ trong máu khiến tăng chỉ số đường huyết trong giai đoạn mang thai, điều này khiến cho sản phụ có thể sử dụng chỉ số này để xác định tiểu đường thai kỳ.

Vì sao cần phải kiểm tra chỉ số đường huyết trong thai kỳ?

Tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ hormon Insulin. Insulin tích trữ trong cơ thể chưa sử dụng hêt và điều chính lượng đường trong máu. Khi mang thai, cơ thể mẹ sản xuất insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong quá trình mang bầu. Cụ thể hơn, đến tháng thứ 5 - giai đoạn thai phát triển rất nhanh . Nếu cơ thể người mẹ đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Các thai phụ khi đạt chỉ số đường huyết mang thai báo động nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến biến chứng cho thai: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, dị tật bẩm sinh, sẩy thai, biến chứng ở trẻ sơ sinh như hội chứng suy hô hấp, hạ canxi máu, hạ đường huyết, chứng tăng hồng cầu và tăng billirubine máu. Thêm vào đó, các sản phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ: thai to, tiền sản giật,.. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không rõ rệt nên theo lời khuyên của các chuyên khoa, các chị em nên đi xét nghiệm chỉ số đường huyết ở tuần 24 đến 28 của thai kỳ để phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ và có hướng điều trị tránh gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cần làm gì khi chỉ số đường huyết thai kỳ báo động nguy hiểm?

HoiBenh.vn-chi-so-duong-huyet-mang-thai-bao-dong-nguy-hiem-chi-em-can-biet-body-3
Cần làm gì khi chỉ số đường huyết thai kỳ báo động nguy hiểm?

Nếu chỉ số đường huyết trong lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi các bạn có triệu chứng mệt mỏi, khát nước, cân nặng giảm sút thì cần đến gặp các bác sĩ ngay để kiểm tra đường huyết của mình.

Trong trường hợp mẹ bầu có chỉ số đường huyết thai kỳ báo động nguy hiểm, cần:

  • Thực hiện chế độ ăn uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát đường huyết một các ổn định. Những bà bầu bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo bởi bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết điều trị tiểu đường. Để tránh các rủi ro không đáng có và tai biến cho cả mẹ và con, các bà mẹ cần thực hiện đầy đủ những điều bác sĩ dặn.
  • Các chị em cần thận trọng khi luyện tập. Nếu cảm thấy mệt mỏi cần phải nghỉ ngơi và trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần sự thảo luận với bác sĩ để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Như các bà mẹ mang thai khác, bà bầu bị tiểu đường nên đi bộ hoặc bơi lội khi có điều kiện.
  • Khi điều trị thông qua ăn uống và sinh hoạt mà kết quả chỉ số đường huyết thai kỳ báo động nguy hiểm, bà bầu cần được điều trị bằng insulin theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết