Chỉ số alt trong xét nghiệm máu là gì?
Trong những bước kiểm tra ban đầu trong xét nghiệm men gan thì xét nghiệm ALT là một trong những xét nghiệm quan trọng và cần thiết. Vậy chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì? Mời các bạn cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chỉ số alt trong xét nghiệm máu là gì?
1. Chỉ số ALT là gì?
ALT (còn gọi là SGPT) là từ viết tắt của alanine aminotransferase, là một loại enzyme tìm thấy với số lượng lớn ở gan và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa, các quá trình biến đổi thức ăn thành năng lượng. Ngoài ra, ALT còn được tìm thấy với lượng nhỏ hơn ở thận, cơ bắp và cơ tim trong cơ thể mỗi người.
Thông thường, enzym ALT được tìm thấy nhiều trong các tế bào gan. Nhưng nếu gan bị tổn thương, enzym ALT sẽ chuyển vào máu làm cho nồng độ ALT trong máu tăng cao. Việc xét nghiệm đo nồng độ ALT trong máu có thể xác định những thông tin quan trọng về gan hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến nó.
2. Chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì?
Có lẽ với rất nhiều người bệnh khi phải thực hiện kiểm tra chức năng gan thì chỉ số ALT trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc chung của những bệnh nhân. Xét nghiệm ALT hay còn gọi là xét nghiệm SGPT, đây là xét nghiệm rất cần thiết trong công tác kiểm tra chức năng gan, giúp chẩn đoán và phát hiện những bất thường xảy ra đối với chức năng gan, nó còn có khả năng cảnh báo những bệnh lý liên quan tới gan.
Cùng với đó là theo dõi và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị hiện đang được áp dụng cho bệnh nhân. Vậy đối tượng nào cần phải chú ý thực hiện xét nghiệm ALT:
- Người đã từng tiếp xúc với virus viêm gan.
- Những người nghiện rượu nặng.
- Người trong gia đình có mắc bệnh gan.
- Người bị thừa cân, béo phì, có bệnh tiểu đường
3. Khi nào cần tiến hành xét nghiệm ALT?
Xét nghiệm ALT sẽ được tiến hành khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo bệnh gan như: vàng da (bao gồm vàng mắt hay vàng da), màu nước tiểu sẫm, tâm trạng mệt mỏi, đau nhức, buồn nôn và đau tức vùng hạ sườn phải. Ngoài ra chỉ số ALT tăng cao tương đồng với bệnh viêm gan cấp tính hay để theo dõi bệnh nhân dùng thuốc gây tác dụng phụ liên quan đến gan, hoặc để đánh giá tổn thương cho gan.
Thực hiện xét nghiệm ALT thường được xem như là một phần của một bảng điều khiển chức năng gan bao gồm đầy đủ bao gồm các xét nghiệm men gan khác. Kết quả xét nghiệm chỉ số ALT cùng với kết quả xét nghiệm những men gan khác, chẳng hạn như aspartate aminotransferase (AST) hay phosphatase kiềm (ALP) thì chúng sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin cụ thể hơn những vấn đề về gan.
4. Chỉ số alt sgpt tăng cảnh báo bệnh gì?
Thông thường chỉ số ALT ở người bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 20 đến 40 UI/L, tuy nhiên cũng có thể sai lệch bởi tuổi tác, giới tính... nhưng không đáng kể.
Khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm ALT và được trả kết quả chỉ số ALT tăng cao thì đây chính là những con số cảnh báo tình trạng sức khỏe:
- Chỉ số ALT (SGPT) tăng nhẹ: 40-80 UI/L_ tăng nguy cơ tử vong tới 21%
- Chỉ số ALT (SGPT) tăng trung bình: 80-200 UI/L_ tăng nguy cơ tử vong tới 59%
- Chỉ số ALT (SGPT) tăng cao: >200 UI/L_ tăng nguy cơ tử vong tới 59%
Khi các tế bào gan bị tổn thương, men gan sẽ giải phóng một lượng lớn vào máu, đồng nghĩa với nồng độ ALT cũng tăng cao nhanh chóng. Do đó, nếu kết quả xét nghiệm của bạn có chỉ số ALT tăng cao sẽ đồng nghĩa việc bạn đã mắc các bệnh lý liên quan đến gan
- Bệnh viêm gan.
- Suy gan.
- Xơ gan.
- Giảm lưu lượng máu đến gan.
- U ở gan hoặc ung thư gan.
Tuy vậy, ALT còn xuất hiện ở nhiều cơ quan khác như thận, cơ tim và cơ bắp nên khi có chỉ số ALT tăng cao không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh gan mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác.
- Viêm tụy.
- Bệnh thừa sắt: Đây là một rối loạn khiến sắt tích tụ trong cơ thể.
- Bạch cầu đơn nhân: Một bệnh nhiễm trùng thường được gây ra bởi virus Epstein-Barr.
Vì nồng độ ALT tồn tại chủ yếu trong gan do đó mà khi chỉ số ALT tăng cao thì có đến 80% nguyên nhân xuất phát từ chức năng gan suy yếu từ việc nhiễm virus của các bệnh lý liên quan đến bộ phận này.
Trong khoảng thời gian từ 1-4 tháng thì chỉ số men gan có thể quay trở về trạng thái bình thường, điều này sẽ chỉ xảy ra ở những bệnh nhân viêm gan thể nhẹ. Nhưng sau khoảng 6 tháng mà chỉ số ALT (SGPT) mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh có thể đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Do đó khi xét nghiệm ALT mà thấy chỉ số tăng cao người bệnh cần theo dõi định kỳ (6 tháng/lần) để biết chính xác tình trạng của gan.
Nếu kết quả cho thấy gan bị tổn thương, chỉ số ALT tăng cao thì người bệnh cần tiếp tục làm thêm một số xét nghiệm khác để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương án hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu mcv là gì?
- Bệnh viện truyền máu huyết học quận 5 có làm chủ nhật không?
- Xét nghiệm virus herpes ở đâu?