Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không?

Khi làm các xét nghiệm trong thời gian mang thai, một số bà bầu bị chẩn đoán là có chỉ số acid uric cao. Vậy chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không? Dấu hiệu tăng acid uric là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn

Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không? Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không?

Khi làm các xét nghiệm trong thời gian mang thai, một số bà bầu bị chẩn đoán là có chỉ số acid uric cao. Vậy chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không? Dấu hiệu tăng acid uric là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn

Chỉ số acid uric là gì?

Acid uric là một sản phẩm thừa được sinh ra từ quá trình chuyển hóa purin. Chất này luôn tồn tại trong cơ thể nhưng nằm trong ngưỡng an toàn nên không gây hại cho sức khỏe. Nhưng một khi chỉ số này vượt ngưỡng cho phép thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ số Acid uric trong máu bình thường là 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Vì vậy, nếu sau khi kiểm tra mà chỉ số cao vượt mức này thì cũng đồng nghĩa với việc chỉ số Acid uric cao khi mang thai.

vicare-chi-so-acid-uric-cao-o-ba-bau-co-nguy-hiem-khong-body-1

Dấu hiệu khi acid uric tăng cao

Tình trạng này sẽ không xuất hiện triệu chứng nào quá rõ ràng, nhưng đôi lúc chúng sẽ xuất hiện dưới hình thức:

  • Sốt, ớn lạnh
  • Gặp khó khăn trong việc tiểu tiện
  • Khi các tinh thể của acid uric lắng đọng vào một trong các khớp, nó sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức.

Chỉ số acid uric bình thường khi mang thai

  • Đối với phụ nữ không mang thai, nồng độ acid uric bình thường nên nằm trong khoảng từ 2,5–5,6 mg/dL.
  • Trong trường hợp bình thường, phạm vi nồng độ acid uric trong tam cá nguyệt đầu tiên là 2–4,2 mg/dL.
  • Trong tam cá nguyệt thứ hai, phạm vi tăng lên 2,4–4,9 mg/dL.
  • Trong tam cá nguyệt thứ ba, chỉ số acid uric phải nằm trong khoảng từ 3,1–6,3 mg/dL.

Những con số này là một ước tính sơ bộ vì đôi khi các bệnh viện lại trả về kết quả khác nhau.

Chỉ số acid uric cao ở bà bầu có nguy hiểm không?

Acid uric cao khi mang thai là một trong những tình trạng khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu. Thậm chí, tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nữa.

Bệnh gout khi mang thai

Bà bầu bị gout là một bệnh không hiếm gặp và một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này đó là do chỉ số Acid uric cao khi mang thai. Khi mắc bệnh gout bà bầu sẽ phải đối mặt với rất nhiều cơn đau nhức khớp dữ dội và kéo theo đó là hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh thận

Thận và Acid uric là hai yếu tố có tác động qua lại. Tức là bệnh thận có thể khiến nồng độ Acid uric tăng cao và ngược lại. Khi Acid uric tăng quá cao sẽ kích thích thận hoạt động chức năng đào thải nhiều hơn. Hậu quả là về lâu dài gây ra suy giảm chức năng thận và muối urat có thể kết tinh tại thận hoặc đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến khả năng đào thải và bài tiết của cơ quan này.

Cao huyết áp

Nồng độ Acid uric cao, hiện tượng kết tinh muối urat có thể xuất hiện tại mạch máu khiến thành mạch phải chịu áp lực lớn và gây ra bệnh cao huyết áp.

Tiền sản giật

Đây là chứng rối loạn thai nghén nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tình trạng này phát sinh khi mẹ bầu mắc các bệnh như bà bầu bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì... Mà những bệnh lý này hoàn toàn có thể xảy ra khi Acid uric cao khi mang thai.

Như vậy, chỉ số acid uric cao ở bà bầu được đánh giá có nguy hiểm, nhưng không đến mức trầm trọng.

vicare-chi-so-acid-uric-cao-o-ba-bau-co-nguy-hiem-khong-body-2

Nguyên nhân khiến chỉ số Acid uric cao khi mang thai

Theo các chuyên gia thì tình trạng chỉ số Acid uric cao khi mang thai có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Mẹ bầu ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, giàu purin như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản...là nguyên nhân khiến cho nồng độ Acid uric ngày càng cao. Nguyên nhân là vì lượng đạm quá lớn khiến Acid uric sản sinh quá nhanh mà thận lại không thể đào thải hết được.

Bà bầu mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý như bà bầu bị cao huyết áo, tiểu đường thai kỳ... cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng Acid uric máu.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng khiến chỉ số Acid uric cao khi mang thai là do trước khi mang thai mẹ đã bị rồi nhưng đến giai đoạn này mới được phát hiện.

Biện pháp ngăn ngừa acid uric tăng cao khi mang thai

Việc giữ mức acid uric trong tầm kiểm soát là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự an toàn của người mẹ cũng như thai nhi để ngăn ngừa các biến chứng đã được liệt kê bên trên. Để giảm mức acid uric, hãy bắt đầu tập thể dục thường xuyên và thông báo với bác sĩ nếu thấy bất cứ biểu hiện khác lạ nào.Ngoài ra, mẹ cũng nên chủ động điều chỉnh những thói quen về ăn uống cũng như sinh hoạt để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Mẹ nên thay nguồn đạm đó bằng những nguồn đạm an toàn hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Không nên thực hiện chế độ ăn uống kiêng cử khiến em bé thiếu chất và chậm phát triển.Ngoài ra, khi bị tăng acid uric thì mẹ nên nhớ phải uống nhiều nước, từ 2,5 – 3 lít/ngày để vừa đáp ứng được lượng nước cần thiết cho cơ thể vừa giúp hỗ trợ đào thải Acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Nghỉ ngơi và vận động khoa học

Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ và gần ngày dự sinh. Bên cạnh đó, mẹ cần có chế độ tập luyện, vận động phù hợp để vừa tăng cường sức khỏe cho kỳ sinh nở sắp tới vừa cải thiện tình trạng xương khớp và hạn chế việc tăng sản sinh Acid uric.

vicare-chi-so-acid-uric-cao-o-ba-bau-co-nguy-hiem-khong-body-3

Khám thai định kỳ

Bất kỳ dấu hiệu nào mẹ cảm thấy không ổn hoặc dù không xảy ra bất kỳ tình huống nào mẹ cũng cần phải khám thai định kỳ thường xuyên theo lịch của bác sĩ để hạn chế tối đa các rủi ro.

Quá trình mang thai sẽ khiến cơ thể trải qua nhiều thay đổi, do vậy mẹ bầu đừng quá hoảng sợ khi chỉ số acid uric tăng cao. Hãy làm theo những gợi ý được liệt kê cũng như kết hợp với khám thai đều đặn để có được sức khỏe ổn định bạn nhé.

Xem thêm:

  • Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?
  • Vai trò của xét nghiệm acid uric máu trong điều trị bệnh gout
  • Lượng acid uric cao bao nhiêu là nguy hiểm?