Chi phí xét nghiệm bệnh lao là bao nhiêu?
Bệnh lao ngày nay đang có xu hướng tăng lên nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ nặng. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ về quy trình khám bệnh lao, chữa bệnh lao và đặc biệt chi phí xét nghiệm bệnh lao, bạn cần phải cung cấp cho mình những thông tin liên quan tới bệnh. Hôm nay, HoiBenh sẽ chia sẻ tới bạn các chi phí xét nghiệm bệnh lao.
Chi phí xét nghiệm bệnh lao là bao nhiêu?
Bệnh lao ngày nay đang có xu hướng tăng lên nếu không phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ nặng. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ về quy trình khám bệnh lao, chữa bệnh lao và đặc biệt chi phí xét nghiệm bệnh lao, bạn cần phải cung cấp cho mình những thông tin liên quan tới bệnh. Hôm nay, HoiBenh sẽ chia sẻ tới bạn các chi phí xét nghiệm bệnh lao.
Tỉ lệ mắc bệnh lao hiện nay là bao nhiêu
Theo báo cáo tổng kết hoạt động Chương trình chống lao quốc gia (Bộ Y tế), năm 2016, Việt Nam phát hiện 105.839 ca bệnh mắc lao, tăng về số ca bệnh mắc lao các thể khoảng 3.163 người bệnh so với năm 2015, trong đó tăng mạnh nhất là số người bệnh lao phổi AFB (-) với 1.822 người bệnh. Với mức độ nguy hiểm của bệnh, không chỉ cho bản thân người bệnh mà cho cả xã hội thì việc phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Dưới đây là những thông tin về giá xét nghiệm giúp người bệnh có những thông tin chi tiết.
Chi phí xét nghiệm bệnh lao bao nhiêu?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, phương pháp xét nghiệm mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn mức giá cụ thể. Dưới đây là một vài chi phí xét nghiệm bệnh lao ở các bệnh viện uy tín, chất lượng.
Bệnh viện phổi Hà Nội
Địa chỉ bệnh viện tại 44 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Giờ khám từ Thứ Hai - Chủ Nhật lúc 08h00 - 16h00
Bệnh viện Phổi Hà Nội, tiền thân là Trạm chống lao Hà Nội (trước 1995) chỉ điều trị ngoại trú mà không có giường bệnh để điều trị nội trú. Năm 1995 đổi tên thành Trung tâm chống lao thành phố Hà Nội đảm nhiệm nhiệm vụ phòng, chống bệnh lao cho nhân dân trên địa bàn thành phố và đã có 50 giường bệnh điều trị nội trú.
Năm 2000, bệnh viện đổi tên là Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nội với nhiệm vị khám, phát hiện, quản lý và điều trị bệnh lao và bệnh phổi; chỉ đạo màng lưới chống lao trên địa bàn Hà Nội theo như Chương trình chống lao Quốc gia.
Thành phố đã đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khám cũng như điều trị của bệnh nhân. Từ năm 2010 tới nay mang tên là Bệnh viện Phổi Hà Nội, số lượng bác sĩ đã tăng lên 250 viên chức, khu nhà điều trị nội trú có 9 tầng, cùng nhiều những trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện Phổi Hà Nội hiện có 21 khoa, phòng trong đó có 09 khoa Lâm sàng và 06 khoa Cận lâm sàng thực hiện điều trị, chăm sóc bệnh nhân: COPD, hen phế quản, các bệnh phổi nhiễm trùng khác (viêm phổi, apxe phổi, viêm phế quản,...), người bệnh lao phổi mới, thất bại, tái phát, kháng thuốc, lao phổi âm tính, Lao/HIV, lao ngoài phổi cùng với 06 phòng chức năng.
Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc
Chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2011, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (thuộc tập đoàn Zinnia Corp) là một bệnh viện ngoài công lập được đánh giá cao về cả chất lượng khám chữa bệnh lẫn dịch vụ khách hàng. Bệnh viện có tổng diện tích sử dụng là khoảng 5.500m2 với hệ thống trang thiết bị y tế chuyên dụng tiên tiến thế hệ mới nhất cùng đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức.
Chất lượng khám chữa bệnh luôn là tiêu chí được chú trọng hàng đầu tại Bệnh viện Thu Cúc. Bên cạnh việc đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh. Bệnh viện Thu Cúc còn quy tụ đội ngũ các bác sĩ giỏi trong và ngoài nước. Hầu hết bác sĩ tại đây đều là những người đã từng cống hiến lâu năm tại các bệnh viện công hàng đầu trên cả nước. Đối với bác sĩ nước ngoài, không thể không kể đến đội ngũ 14 bác sĩ chuyên khoa ung thư hàng đầu Singapore như Phó chủ tịch Hiệp hội Ung thư Singapore, Trưởng Khoa Ung thư Bệnh viện Quốc gia Singapore... hợp tác điều trị ung thư ngay tại Bệnh viện Thu Cúc.
Là một bệnh viện Đa khoa, với sự kết hợp của đội ngũ bác sĩ giỏi theo từng chuyên khoa, và sự đầu tư đúng đắn của bệnh viện, trong thời gian qua, khoa khám bệnh, khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và công nghệ cao, khoa Ngoại, Răng-Hàm–Mặt, Sản phụ khoa, khoa Điều trị... thường xuyên có những đột phá trong ứng dụng phương pháp mới vào quá trình điều trị cho bệnh nhân nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác khám, tầm soát bệnh lý và điều trị cho người dân. Đầu năm 2014, khoa Ung bướu – Trung tâm Ung bướu Singapore đặt tại bệnh viện Thu Cúc ra đời đã mở thêm một con đường mới thể hiện quyết tâm của bệnh viện trong việc chinh phục những căn bệnh thế kỷ, mang lại cuộc sống bình an, lâu dài, và mạnh khỏe cho mọi người.
Bệnh viện Thu Cúc cũng đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng một môi trường văn hóa dịch vụ y tế khoa học, thân thiện và giàu tính nhân văn. Ngoài chuyên môn, mỗi thành viên tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc liên tục được trau dồi về văn hóa dịch vụ, tự bản thân cảm nhận và giữ gìn môi trường y tế văn minh, thấu hiểu và tôn trọng từng nhu cầu, mong muốn của người bệnh.
Điều đáng nói hơn cả là mọi chi phí khám chữa bệnh tại đây đều phù hợp với mọi người dân, và được niêm yết giá công khai tại bệnh viện theo quy định của ngành y tế.
Thời gian làm việc: 7h00 tới 20h00 từ thứ 2 tới chủ nhật
Địa chỉ: 286 Thụy Khê, Tây Hồ, Hà Nội
Tại Thu Cúc giá xét nghiệm lao phổi là 100.000 đồng dành cho test nhanh vi khuẩn lao và 600.000 đồng cho nuôi cấy vi khuẩn lao.
Trung tâm hô hấp Phổi Sài Gòn
Địa chỉ: Địa chỉ: 476B Nguyễn Tri Phương, Phường 09, Quận 10, Tp.HCM.
Giờ làm việc: 7h00 tới 20h00 từ thứ 2 tới thứ 7, chủ nhật nghỉ làm
Điện thoại: 028 3927 0888
Tại đây, chi phí xét nghiệm lao là 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt
Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, Phường 5, Quận 10, TPHCM
Chi phí dành cho trẻ em 120.000 đồng (dưới 15 tuổi)
Người lớn: 150.000 đồng (từ 15 tuổi trở lên)
Thời gian làm việc: 7h00 tới 11h00, 13h00 tới 16h30, 16h30 tới 20h00 từ thứ 2 tới thứ 7; nghỉ chủ nhật và ngày lễ.
Biểu hiện của bệnh lao như thế nào?
Khạc đờm
Người bệnh vị tổn thương hay bị kích thích ở phổ phế quản sẽ làm tăng xuất tiết và dẫn tới khạc đờm. Bệnh lao có triệu chứng ho khiến bạn lầm tưởng rằng mình bị viêm họng, nặng hơn là phổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên tới gặp bác sĩ sớm nhất để điều trị.
Sốt, ra mồ hôi
Người bị lao thường có biểu hiện sốt cao hoặc là sốt kèm theo hiện tượng gai lạnh về chiều. Hiện tượng đổ mồ hôi là do rối loạn dây thần kinh thực vật. Vì vậy, khi bạn bị sốt và ra mồ hôi kéo dài, hãy tới gặp bác sĩ khám để phát hiện bệnh sớm nhất.
Gầy và giảm cân
Người bị bệnh lao thường bị gầy và sút cân kèm theo ho, khạc đờm kéo dài. Đồng thời, người bệnh khi phát hiện bệnh, yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng rất lớn tới cân nặng.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao
Nhiễm khuẩn mycobacterim tuberculosis
Môi trường làm việc, sinh sống bị ẩm ướt, bẩn, khói bụi... tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây bệnh lao.
Tiếp xúc với người bị lao phổi và không sử dụng dụng cụ bảo vệ y tế, tiếp xúc với những vật dụng có chứa vi khuẩn lao như: đờm, nước bọt, nước nhãi...
Các xét nghiệm bệnh lao
Đối với người bị lao cần phải tiến hành xét nghiệm: AFB đờm 3 lần, mantoux; có thể làm PCR-BK đờm hoặc cấy MGIT đờm; nội soi phế quản cho những trường hợp không tìm thấy AFB đờm hoặc cần đánh giá tình trạng đường thở; chọc dịch, sinh thiết màng phổi cho những bệnh nhân có tràn dịch màng phổi; sinh thiết xuyên thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính cho những tổn thương dạng nốt, khối hoặc những bệnh nhân có tổn thương đông đặc phổi nhưng chưa có chẩn đoán qua những thăm dò nêu trên; Sinh hoá: glucose, creatinin, acid uric, bilirubin, điện giải đồ (Na, Cl, K), ALT, AST).
Làm sao tránh mắc bệnh lao?
Sử dụng khẩu trang y tế khi tiếp xúc với người bị lao
Không khạc nhổ bừa bãi
Không sử dụng chung đồ vật, quần áo, chăn màn với người mắc bệnh lao.
Thường xuyên vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ.
Người mắc bệnh lao nên kiên trì uống thuốc, đúng thuốc, đúng liều, đủ thời gian quy định.
Với những chia sẻ vừa rồi người bệnh có thể chủ động tiến hành xét nghiệm lao khi có những biểu hiện mắc bệnh. Đồng thời, bạn cũng nên phòng tránh bệnh lao bằng những việc đơn giản nhất.
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu có chẩn đoán được bệnh lao không?
- Bệnh lao ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết