Chị em đã biết cách giúp vòng một bị chảy xệ sau sinh "hồi xuân"
Ngực là bộ phận trên cơ thể mà mọi phụ nữ đều coi trọng và luôn muốn đẹp, căng tròn. Tuy nhiên vì nhiều lý do khiến sau khi sinh ngực có xu hướng chảy xệ, nhão, kém hấp dẫn khiến chị em cảm thấy tự ti. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng tránh và khắc phục hiện tượng này.
Chị em đã biết cách giúp vòng một bị chảy xệ sau sinh "hồi xuân"
Vòng một là bộ phận trên cơ thể mà mọi phụ nữ đều coi trọng và luôn muốn đẹp, căng tròn. Tuy nhiên vì nhiều lý do khiến sau khi sinh ngực có xu hướng chảy xệ, nhão, kém hấp dẫn khiến chị em cảm thấy tự ti. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng tránh và khắc phục hiện tượng này.
Nguyên nhân khiến vòng một bị chảy xệ sau khi sinh con
Ngực phụ nữ có cấu tạo khá đặc biệt bởi các collagen và Elastin, có sự đàn hồi và căng tròn rất tự nhiên. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khiến collagen và Elastin bị kéo dài, phá vỡ liên kết, từ đó dẫn tới tình trạng ngực chảy xệ và kém căng hơn.
Do sự lão hóa bắt nguồn từ bên trong cơ thể, hệ thống các mô nâng đỡ ngực không còn hoạt động tốt như ban đầu. Hiện tượng này sảy ra sau tuổi 20.
Sau khi sinh, do sự thay đổi nội tiết tố để cung cấp sữa cho con bú dẫn tới tình trạng các liên kết của ngực bị phá vỡ không còn đảm bảo được sự chắc chắn cho ngực.
Chị em có chế độ ăn uống không điều độ, cung cấp quá nhiều chất vào cơ thể để nuôi con cũng có thể tác động đến ngực.
Việc không thường xuyên mặc áo ngực để nâng đỡ cũng khiến ngực có xu hướng chảy xuống vì sức nặng của sữa.
Cách cho trẻ bú không đúng hoặc để trẻ lôi kéo mạnh cũng khiến ngực của chị em mất đi sự đàn hồi.
Do sự tăng giảm cân đột ngột trong quá trình mang thai đến khi sinh con và nuôi con.
Bị căng thẳng, stress kéo dài sau khi sinh.
Tình trạng ngực chảy xệ sau sinh như thế nào?
Hiện tượng chảy xệ sau sinh có từng cấp độ khác nhau tùy vào cơ thể và cách chăm sóc của từng người.
Ngực chảy xệ ở mức độ nhẹ với biểu hiện núm vú thấp hơn từ 2 đến 5 cm so với chân bầu vú, nhưng chưa bị chảy nhiều và vẫn căng.
Ngực chảy xệ ở mức trung bình là núm vú thấp hơn từ 5 đến 10 cm so với chân bầu vú.
Ngực chảy xệ quá nặng là khi vú đã chảy dài và mất hoàn toàn sự đàn hồi kèm theo hiện tượng nhăn nheo, không căng tròn.
Chị em nên xác định tình trạng chảy xệ để có biện pháp phục hồi ngực hợp lý, càng để nặng thì càng khó để giúp ngực quay trở lại như thời con gái.
Cách khắc phục tình trạng ngực chảy xệ sau sinh
Tùy vào tình trạng ngực chảy xệ mà chị em có cách phục hồi khác nhau, tuy nhiên nên lưu ý một số phương pháp dưới đây để giúp ngực phục hồi nhanh chóng.
Duy trì cân nặng hợp lý, không để thể trọng tăng nhiều sau đó giảm đột ngột mà cần có chế độ giảm điều độ, từ từ để giúp cơ thể thích nghi và da không bị nhăn.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể, không nên vì để nhiều sữa cho con mà ăn quá nhiều, ăn không đúng bữa.
Uống nhiều nước để da được cũng cấp độ ẩm cần thiết, giúp vùng ngực căng tròn hơn. Nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Có chế độ tập luyện thể thao điều độ có tác dụng giúp cho có thể và ngực săn chắc rất tốt. Chị em có thể tập các bài thể thao nhẹ nhàng như: vận động chân tay kết hợp, đi bộ, yoga, gym,...
Trong các bữa ăn nên bổ sung canxi, vitamin, chất đạm đầy đủ. Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
Thực hiện các biện pháp matxa ngực hàng ngày, nên làm vào lúc đi tắm dưới vòi hoa sen để kích thích các hoạt động của ngực.
Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cafein, ma túy,...vì chúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của ngực, khiến chúng chảy xệ hơn.
Hạn chế mặc áo ngực không vừa vặn, nên tìm áo đúng size để giảm áp lực lên bầu ngực.
Dùng một số phương pháp đắp mặt nạ cho ngực như: nước nha đam, lựu, trứng gà,...là cách tốt để giúp vùng ngực phục hồi sau sinh.
Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kích thích ở ngực vì chúng chỉ làm tích nước, không phải là sự căng tròn thật ở ngực, thậm chí có thể gây tác dụng phụ khiến ngực bị viêm nhiễm.
Tình trạng ngực bị chảy xệ sau sinh khá phổ biến và gặp ở rất nhiều phụ nữ vì vậy chị em nên có biện pháp phòng tránh ngay từ đầu để hiện tượng này không sảy ra hoặc sảy ra cũng không quá nặng, khiến việc điều trị khó khăn.