Chỉ định chiếu đèn trong vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý do tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng quá cao có thể diễn biến nặng đến vàng da.

Chỉ định chiếu đèn trong vàng da sơ sinh Chỉ định chiếu đèn trong vàng da sơ sinh

1. Thế nào là vàng da sơ sinh

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý do tăng phá hủy hồng cầu phôi thai, giảm chức năng của các men chuyển hóa do gan sản xuất và tăng chu trình ruột gan. Trong một số trường hợp, khi bilirubin gián tiếp trong máu tăng quá cao có thể diễn biến nặng đến vàng da nhân, biến chứng này còn tùy thuộc các yếu tố: non tháng hay đủ tháng, trẻ khỏe hay bệnh lý, bất đồng nhóm máu.

Vàng da sinh lý

Bệnh thường xảy ra vào những ngày đầu sau sinh. Vàng da sinh lý có thể ở mức độ nhẹ đối với trẻ đủ tháng. Thông thường vàng da được coi là sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, thường sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và khoảng 2 tuần với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ là chỉ xuất hiện vàng da đơn thuần (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn), không có kết hợp các triệu chứng bất thường khác như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ... Ngoài ra còn phụ thuộc vào kết quả Cận lâm sàng Bilirubin. Trẻ sơ sinh có vàng da sinh lý nước tiểu sẽ có màu tối hoặc màu vàng (nước tiểu của bé sơ sinh thường không màu) và phân nhạt màu.

Nguyên nhân gây vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự tích tụ của bilirubin ở dưới da - là một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ giải phóng ra. Hiện tượng này xảy ra ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin ra khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Khi bé được khoảng 2 tuần tuổi, gan đã phát triển hơn và đủ khả năng xử lý bilirubin nên bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không để lại ra bất kỳ nguy hiểm nào.

vicare.vn-chi-dinh-chieu-den-trong-vang-da-so-sinh-body-1

Vàng da bệnh lý

Trong một số ít trường hợp, vàng da có thể là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó và ở những trường hợp này vàng da sẽ xuất hiện sớm, trong 24 giờ sau sinh. Biểu hiện của trẻ có vàng da sơ sinh bệnh lý là: vàng da đậm, xuất hiện sớm, không hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân, cả ở lòng bàn tay, bàn chân và kết mạc mắt. Đồng thời bên cạnh vàng da, có xuất hiện thêm các triệu chứng bất thường khác (trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật...). Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường. Vàng da sơ sinh bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não qua hàng rào máu não làm cho trẻ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời.

2. Phân loại vàng da sơ sinh

Có hai nhóm lớn vàng da tuỳ theo loại bilirubin

  • Vàng da tăng bilirubin trực tiếp (kết hợp)
    Loại này thường ít gặp nhưng nặng, nhất là loại vàng da với nước tiểu thẫm màu và phân bạc màu. Hai nguyên nhân lớn là hẹp teo đường mật, bệnh nhân thường phải điều trị phẫu thuật.

  • Vàng da tăng bilirubin gián tiếp (tự do)
    Là loại vàng da hay gặp nhất, nếu bệnh nhân không được theo dõi phát hiện và điều trị sớm thì biến chứng cực kỳ nặng - đó là vàng nhân xám.

3. Điều trị Vàng da sơ sinh do tăng Bilirubin gián tiếp

Ánh sáng liệu pháp

Là phương pháp điều trị rẻ tiền, rất có tác dụng, được bác sĩ chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp trên 13mg% (22mmol%).

Dùng ánh sáng xanh, trắng có bước sóng là 420-480mm, phân bố đều 5-6Uw/cm2/nm và đặt cách xa trẻ 50cm. Đặt trẻ nằm trong lồng ấp, không mặc quần áo để tiếp xúc với ánh đèn, có đeo băng đen bảo vệ mắt.

Cho ánh sáng đèn chiếu trực tiếp lên da trẻ, 3 giờ thay đổi tư thê trẻ một lân, sau 5- 6 giờ chiếu thì nghỉ chiếu 1 giờ, tiếp tục chiếu đèn cho tới khi mức bilirubin gián tiếp xuống mức bình thường. Trong thời gian chiếu, tăng thêm số lượng ăn 20ml/kg/ngày.

Thay máu

Chỉ định thay máu khi có bilirubin gián tiếp cao trên 20mg% (34mmol%). Bác sĩ sẽ chọn nhóm máu phụ thuộc vào nhóm máu của con và mẹ.

Thời điểm thay : phụ thuộc vào cân nặng, ngày tuổi của trẻ.

Lượng máu : 150 - 200 ml/kg.

Gacdenan

Điều trị cho trẻ 5mg/kg/24 giờ x 3 ngày.

Truyền albumin

1 - 2g/kg/3 giờ. Trong khi truyền albumin, cần tạm ngừng chiếu đèn.

4. Khi nào thì dùng phương pháp chiếu đèn

Dựa vào nồng độ bilirubin trong máu

- Đối với trẻ đủ tháng:

vicare.vn-chi-dinh-chieu-den-trong-vang-da-so-sinh-body-2

- Đối với trẻ sinh non: Chỉ định chiếu đèn khi : đơn vị tính là Micro mol/l.

Cân nặng <1500g:

---> <72h tuổi: > 170-255

---> >72 giờ tuổi: >255

Cân nặng từ 1500g- 2000g:

---> <48 giờ tuổi: >255

---> 49-72 giờ tuổi: >270

---> >72 giờ tuổi: >290

Cân nặng >2000g:

---> <48 giờ tuổi: 270-310

--->49-72 giờ tuổi: 290-320

---> > 72 giờ tuổi:310-340

Nơi không làm được xét nghiệm bilirubin

Có thể ước tính nồng độ bilirubin để chiếu đèn theo phân loại vùng vàng da của Krammer: Bilirubin Tp đơn vị Micro mol/l

Vùng 1 (mặt): 100

Vùng 2 ( cổ +vùng 1): 150

Vùng 3 ( vùng 2 + thân từ rốn trở lên): 200

Vùng 4 (vùng 3+ thân dưới từ rốn trở xuống, cánh tay và trên mắt cá chân): 250

Vùng 5 ( vùng 4 +bàn chân, bàn tay) >250

Xem thêm:

  • Vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị
  • Kinh nghiệm điều trị vàng da cho trẻ của các mẹ