Chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện ra bệnh ung thư đúng không?
Xét nghiệm máu mà một trong các chỉ định rất phổ biến khi thăm khám, tầm soát bệnh trong trường hợp cấp cứu hoặc khám bệnh định kỳ. Thông qua xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ, tình trạng cũng như mức độ bệnh tật.
Chỉ cần xét nghiệm máu là phát hiện ra bệnh ung thư đúng không?
Xét nghiệm máu là một trong các chỉ định rất phổ biến khi thăm khám, tầm soát bệnh trong trường hợp cấp cứu hoặc khám bệnh định kỳ. Thông qua xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá nguy cơ, tình trạng cũng như mức độ bệnh tật. Vậy xét nghiệm máu có phát hiện được bệnh ung thư không? Mời bạn đọc cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn sinh học của bệnh ung thư
Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm ra các dấu ấn ung thư và phát hiện bệnh ung thư một cách sớm nhất. Đây là một nhận định không hoàn toàn đúng, cũng không hoàn toàn sai. Thực tế cho thấy, xét nghiệm máu là bước chẩn đoán ban đầu cho các bệnh lý trong cơ thể nói chung, trong đó có cả bệnh ung thư.
Trong máu của chúng ta tồn tại rất nhiều yếu tố khác nhau, ngoài các tế bào hồng cầu hay bạch cầu còn có các chỉ số được xem là dấu ấn của bệnh ung thư. Khi chỉ số của các dấu ấn ung thư tăng cao trong máu, đây có thể là dấu hiệu gợi ý rằng: cơ thể chúng ta đang đối mặt với một bệnh ung thư nào đó. Một số dấu ấn ung thư tăng cao trong máu gặp ở các loại ung thư khác nhau:
- Khi chỉ số CEA tăng cao trong kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân, đây là dấu hiệu gợi ý cho bệnh ung thư ở những vùng như: đầu cổ, phổi, dạ dày, tụy, vú, gan, đại trực tràng, cổ tử cung, buồng trứng...
- Khi chỉ số AFP tăng cao trong kết quả xét nghiệm máu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư gan, ung thư buồng trứng hoặc tinh hoàn.
- Dấu hiệu CA 125 tăng cao trong trường hợp bị ung thư buồng trứng, tuy nhiên chỉ số này cũng tăng trong bệnh ung thư phổi, ung thư vú và kể cả các loại ung thư ở đường tiêu hóa.
- Chỉ số CA 19-9 tăng cao bất thường trong kết quả xét nghiệm máu có thể là do nguyên nhân từ bệnh ung thư dạ dày, tuyến tụy hoặc các ung thư đường tiêu hóa khác.
- Dấu ấn CA 15-3 tăng cao có thể là gợi ý của bệnh ung thư vú.
- Chỉ số HCG tăng cao trong máu của nam giới có thể là do bệnh ung thư tinh hoàn.
- Dấu ấn ung thư CYFRA 21-1 tăng cao trong bệnh ung thư thực quản, phổi, vú, tuyến tụy hoặc ung thư cổ tử cung...
- Chỉ số của kháng nguyên PSA trong máu cũng giúp phát hiện bệnh lý ở tuyến tiền liệt.
Chỉ cần xét nghiệm máu có đủ để kết luận bệnh ung thư hay không?
Theo một số ví dụ về dấu ấn ung thư trong máu nêu trên, các dấu ấn này đa số đều không đặc hiệu cho bất kì một loại ung thư nào. Người ta chỉ thống kê dựa trên số liệu của bệnh nhân ung thư cho thấy các dấu ấn sinh học tăng. Tuy nhiên, điều ngược lại thì không hoàn toàn chính xác, các chỉ số trong xét nghiệm máu tăng cao có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do bệnh ung thư gây ra.
Thêm vào đó, nếu chỉ xét nghiệm máu, không thể thể hiện hết 100% bản chất của bệnh ung thư. Vì nó có thể cho kết quả dương tính giả (không bị ung thư nhưng lại có dấu ấn sinh học chỉ điểm) do máu có chứa những chất tương đồng với khối u ung thư gây ra. Do đó, muốn xác định có khối u do ung thư hay không, không chỉ làm xét nghiệm máu một lần là đủ, chúng ta thường phải làm lại sau một thời gian 3 - 6 tháng. Các chỉ số trong máu thường tăng theo kích thước của khối u nếu như bệnh nhân thực sự mắc bệnh.
Tuy nhiên trên thực tế, không vị bác sĩ nào bắt bệnh nhân chờ đợi để làm xét nghiệm máu sau 3-6 tháng, trong trường hợp đã nghi ngờ ung thư cả. Bác sĩ thường sẽ kết hợp với nhiều xét nghiệm, các chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ khác để chẩn đoán sớm cho bệnh nhân như: chụp CT, chụp PET, chụp MRI, siêu âm, nội soi, sinh thiết khối u... (tùy trường hợp bệnh cụ thể).
Ngoài ra, đáng lo nhất chính là hiện tượng âm tính giả (đã mắc ung thư nhưng kết quả lại âm tính) khi chỉ dựa trên xét nghiệm máu. Ví dụ như trong trường hợp ung thư gan không tiết AFP vào máu, do đó chỉ số xét nghiệm máu vẫn bình thường và bệnh nhân không biết mình bị bệnh, trong khi tế bào ung thư vẫn âm thầm phát triển trong cơ thể họ.
Xét nghiệm máu có thể dùng để theo dõi hiệu quả điều trị bệnh ung thư
Tuy không thể là xét nghiệm duy nhất dùng để chỉ điểm ung thư một cách chính xác và toàn diện, nhưng xét nghiệm máu vẫn là một cận lâm sàng không thể thiếu, cụ thể là các dấu ấn ung thư được sử dụng rất phổ biến để theo dõi việc điều trị. Ví dụ, trường hợp phát hiện ung thư sẽ tiến hành xét nghiệm các chỉ số, khi đó khoảng 100 đơn vị, sau điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ chỉ còn từ 1 - 2 đơn vị, sau đó một thời gian nếu chỉ số tăng trở lại sẽ báo hiệu ung thư di căn. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư có giá từ 50,000 – 100,000 đồng cho một chỉ số ung thư.
Xem thêm:
- 5 cơ sở xét nghiệm máu được đánh giá cao ở Hà Nội
- Xét nghiệm công thức máu là gì?