Chế độ thai sản 2018 và 5 điểm mới thai phụ cần nắm rõ

Ngoài chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để vượt cạn, các mẹ cũng rất nên biết những điểm mới trong chế độ thai sản 2018. Điều này sẽ giúp chị em không bỏ sót bất cứ quyền lợi nào của bản thân và em bé.

Chế độ thai sản 2018 và 5 điểm mới thai phụ cần nắm rõ Chế độ thai sản 2018 và 5 điểm mới thai phụ cần nắm rõ

Việc mang trong mình một sinh linh bé bỏng, các mẹ bầu không chỉ nhận được sự chăm sóc, thương yêu từ người thân xung quanh mà pháp luật cũng dành rất nhiều sự ưu ái cho những bà mẹ này. Các mẹ ngoài chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng cho lần vượt cạn sắp tới thì cũng trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ thai sản 2018 để không bỏ sót bất cứ quyền lợi nào của bản thân.

1. Từ 1/3/2018: Quy định mới về hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản

Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế có hiệu lực từ ngày 1/3/2018 quy định áp dụng các biểu mẫu mới trong thủ tục hưởng trợ cấp chế độ thai sản và chế độ bảo hiểm do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biểu mẫu mới. Bao gồm:

  • Mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định;
  • Mẫu giấy đề nghị khám giám định;
  • Mẫu giấy ra viện;
  • Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
  • Mẫu giấy chứng sinh;
  • Mẫu giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai;
  • Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
  • Bản đăng ký mẫu dấu và mẫu chữ ký sẽ sử dụng để xác nhận trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.

Thông tư 56 còn quy định về giấy tờ, hồ sơ cụ thể để thực hiện thủ tục giám định lần đầu hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ hưởng BHXH một lần và xác định sức khỏe của lao động nữ sau khi sinh con.

>> Xem thêm thông tin về thông tư 56 của Bộ Y tếtại đây

2. Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Từ ngày 01/7/2018, mức hưởng đối với một số chế độ thai sản dành cho lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ được tăng để phù hợp với tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2018 (từ 1.300.000 đồng/tháng lên thành 1.390.000 đồng/tháng).

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản_Luật BHXH 2014

Mục 1: Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

3. Tăng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Mức tăng từ 2.600.000 đồng (hiện hành) lên thành 2.780.000 đồng (từ ngày 01/7/2018)

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi_Luật BHXH 2014

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động (NLĐ) nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng NLĐ nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Ngoài những nội dung mới nêu trên, trong năm 2018 chế độ thai sản vẫn được áp dụng theo các quy định hiện hành

4. Chế độ thai sản có hiệu lực ngay từ ngày phát hiện có thai

vicare.vn-che-do-thai-san-2018-va-5-diem-moi-ma-thai-phu-can-nam-ro-body-1

Chế độ thai sản năm 2018 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai. Theo đó, trong thời kì mang thai bạn được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Ngoài ra, nếu trong thời gian đang mang thai xảy các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non thai chết lưu,... thì bạn sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:

  • Dưới 1 tháng nếu sảy thai: Được nghỉ phép 10 ngày;
  • Từ 1-3 tháng nếu sảy thai: Được nghỉ phép 20 ngày;
  • Từ 4- 5 tháng nếu sảy thai: Được nghỉ phép 3-6 tháng;
  • Từ 6 tháng nếu sảy thai: Được nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.

Lưu ý: Các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.

5. Bổ sung chế độ thai sản cho người chồng

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội: Lúc này nếu vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con. Ngoài ra nếu chồng đóng BHXH khi vợ sinh con thì cũng được nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày cho phép theo chế độ thai sản. Cụ thể số ngày nghỉ như sau:

● Được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;

● Được nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;

● Được nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Nếu sinh từ 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;

● Được nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem thêm:

  • Chế độ thai sản khi mang thai đôi như thế nào?
  • Một số lưu ý cần biết về chế độ thai sản của giáo viên