Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ người phụ nữ nào trong thời kỳ mang thai đều có thể mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, việc chăm sóc bản thân mình thật tốt có thể giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cả bản thân và thai nhi. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bất kỳ người phụ nữ nào trong thời kỳ mang thai đều có thể mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, việc chăm sóc bản thân mình thật tốt có thể giúp đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho cả bản thân và thai nhi. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu xem chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như thế nào để đảm bảo cho cả mẹ và bé.

1. Khái niệm tiểu đường thai kỳ

Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ làm việc và chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ sự trợ giúp của insulin trong cơ thể, các glucose sẽ được chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Và trong khi mang thai các insulin thường không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Như vậy, lượng glucose không được chuyển hóa, tồn tại trong máu của bạn là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Thông thường sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất hoàn toàn nhưng nếu đã từng bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên thì nguy cơ tái phát trong lần thụ thai kế tiếp sẽ cao hơn.
vicare.vn-che-do-dinh-duong-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky

2. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Khó sinh

Khi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thi glucose trong máu của mẹ có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất thêm insulin. Như vậy bé phát triển khá nhanh trong thai kỳ và dẫn đến việc khó sinh.

Béo phì

Theo nghiên cứu cân nặng, chiều cao và các chỉ số cơ thể của các bé gái từ 6-8 tuổi ở bang California, các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ thừa cân nhiều gấp 3 lần so với những bé khác. Đặc biệt, nếu mẹ bị thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai thì nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5 lần.

Hạ đường huyết

Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn tiếp tục sản xuất lượng insulin như trước để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết.

Bệnh hô hấp

Nếu người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì em bé sẽ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh và cũng dễ bị vàng da.

Ngoài ra còn có các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non,...

vicare.vn-che-do-dinh-duong-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-body-2

3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý chọn lựa một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate

Theo Webmd, carbohydrate là thành phần chính tạo ra lượng đường trong máu của bạn bao gồm carbs phức tạp và carbs đơn giản.

Carbs là thành phần chính tạo ra và làm tăng nhanh lượng đường trong máu khiến bà bầu nhanh no và ăn nhiều hơn.

Khi bị tiểu đường, mẹ bầu nên hạn chế những thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt,... trong chế độ ăn.

Tuy nhiên, những thực phẩm giàu carbohydrates phức tạp lại giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Nguyên nhân là do tốc độ hấp thụ đường diễn ra chậm hơn. Một số gợi ý cho bạn như bánh mì làm từ lúa mì, đậu, bắp, táo, lê, cam, đào,...

Tránh thức ăn chứa hàm lượng đường cao

Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao như mật ong, đường nâu, si-rô. Khi kiểm tra nhãn hiệu thực phẩm, hãy nhớ các thành phần có chữ cuối là OSE luôn là thành phần có chứa đường (sucrose, dextrose, glucose). Bạn hãy cố gắng tránh xa các thức ăn chứa hàm lượng đường cao hơn tiêu chuẩn chẳng hạn như bánh nướng, bánh ngọt, bánh, kem, kẹo, và nước ngọt.

Ăn nhiều chất xơ

Đa số những thực phẩm có nhiều chất xơ đều có lượng carbonhydrates thấp, chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai hoạt động tốt hơn và hạn chế những triệu chứng tiêu hóa khó chịu thường xảy ra trong thai kỳ.
vicare.vn-che-do-dinh-duong-cho-me-bau-bi-tieu-duong-thai-ky-body-3

Ăn thức ăn chứa ít chất béo

Tất cả mọi người đều cần chất béo trong chế độ ăn uống, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Bạn nên tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo trong các loại hạt.

Lưu ý cho mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thai kỳ: Ăn sáng đầy đủ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngàng và đặc biệt không được bỏ bữa.

Nếu bạn đang mang thai thì trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn tránh khỏi những rủi ro trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn cảm thấy có bất kỳ biến chứng nào, hãy đến gặp bác sĩ để đảm bảo cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh.
>>> Xem thêm: Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?