Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là 1 trong 2 bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình lão hóa ở não bộ. Tính nhạy cảm di truyền, yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc quá trình phát sinh và tiến triển của bệnh này. Dưới đây là những thực phẩm có ảnh hưởng ít nhiều tới người bệnh Parkinson.

Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh Parkinson Chế độ ăn dành cho người mắc bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là 1 trong 2 bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến, nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình lão hóa ở não bộ. Tính nhạy cảm di truyền, yếu tố môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc quá trình phát sinh và tiến triển của bệnh này. Dưới đây là những thực phẩm có ảnh hưởng ít nhiều tới người bệnh Parkinson.

Bột mì

vicare.vn-che-do-danh-cho-nguoi-mac-benh-parkinson-body-1

Trong bột mì có chứa 1 lượng dồi dào vitamin tổng hợp, khoáng chất và chất xơ. Người bị bệnh Parkinson thường bị triệu chứng táo bón, trong khi đó chất xơ lại rất hiệu quả trong việc giảm bớt táo bón.

Bột mì có thể chế biến thành những sản phẩm như bánh mì, mì ống...

Cùng với bánh mì, các loại loại ngũ cốc nguyên cám bao gồm như lúa mạch, gạo nâu, lúa mì nguyên chất, yến mạch và bắp rang,... cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và tốt cho người mắc bệnh Parkinson.

Thực phẩm giàu chất đạm tốt cho người mắc bệnh Parkinson

Mặc dù protein có vai trò quan trọng trong hầu hết những chế độ ăn kiêng, nhưng 1 số người mắc bệnh Parkinson chỉ cần 1 lượng protein vừa phải để đảm bảo không ảnh hưởng hoặc tác động đến việc dùng thuốc Levodopa – thuốc để điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ ăn 1 lượng thịt vừa phải trong các bữa ăn hằng ngày.

Đậu tằm (đậu fava)

Đây là 1 loại cây họ đậu bổ dưỡng có lợi cho bệnh nhân Parkinson. Các loại đậu này giúp cung cấp ít chất béo và protein hơn thịt nhưng lại cung cấp một lượng chất xơ vô cùng phong phú. Đậu fava có chứa 1 lượng Levodopa tự nhiên, tốt cho bệnh nhân Parkinson, nhưng ăn quá nhiều đậu fava có thể dẫn tới dư thừa Levodopa, đồng thời lại bất lợi với 1 số loại bệnh khác như bệnh thiếu men G6PD.

Đường

Đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, việc cung cấp đường và duy trì cân nặng hợp lý cho cơ thể là điều cần thiết. Đường có thể cung cấp calo cho cơ thể nhưng nó lại chứa rất ít chất dinh dưỡng. Do đó, bạn hãy tránh ăn nhiều đường và đừng để nhà bếp của bạn có đầy thức ăn vặt vặt như bánh kẹo, bánh quy hay nước ngọt.

Trái cây, rau quả

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả giảm các nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các hoạt chất sinh học có lợi trong trái cây và rau quả có khả năng giúp làm giảm quá trình thoái hóa, lão hóa và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Parkinson. Sở dĩ có điều này là do hầu hết các loại trái cây và rau quả đều rất giàu các chất chống oxy hóa như là vitamin A, B, C và E.

Các nghiên cứu dịch tễ học chứng minh rằng các thực phẩm giàu carotenoids và β-carotene có tác dụng giúp làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson và giảm các nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, các protein trong đậu nành như isoflavone genistein cũng được chứng minh là có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó giúp phòng ngừa bệnh Parkinson ở phụ nữ sau mãn kinh.

Axit béo không bão hòa đa omega 3 trong các loại cá biển như cá trích, cá hồi, cá mòi, cá ngừ... có khả năng bảo vệ thần kinh và giúp làm chậm tiến triển của 1 số bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson. Lợi ích omega 3 đối với bệnh Parkinson được thể hiện thông qua nhiều cơ chế như: chống viêm, làm tăng hoạt động của các chất chống oxy hóa khác (glutathion), giảm quá trình chết tự nhiên của các tế bào tiết dopamin hay tăng nồng độ dopamin...

Việc bổ sung omega 3 trong chế độ ăn của người bệnh Parkinson giúp làm cải thiện đáng kể tình trạng trầm cảm.

Caffeine

vicare.vn-che-do-danh-cho-nguoi-mac-benh-parkinson-body-2

Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh được lợi ích của caffeine đối với sức khỏe con người, trong đó điển hình nhất là tác dụng bảo vệ cho thần kinh tiết dopamin bằng cách ức chế quá trình stress oxy hóa, viêm - các nguyên nhân gây thoái hóa, lão hóa não. Chất này còn làm chậm quá trình tiến triển và giảm triệu chứng rối loạn vận động của bệnh Parkinson.

Một nghiên cứu cho thấy uống 2 ly trà mỗi ngày có thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh Parkinson, uống trên 3 ly trà/ngày có hiệu quả làm cải thiện triệu chứng chậm vận động xuất hiện vào giai đoạn muộn của bệnh Parkinson. Lý do, hoạt chất polyphenol trong trà giúp làm chống oxy hóa, kháng viêm, bảo vệ và ngăn chặn tình trạng chết theo chu trình ở tế bào thần kinh.

Rượu, bia vừa phải

Một lượng rượu bia vừa phải có thể giảm được các nguy cơ mắc bệnh Parkinson; nhưng nếu dùng quá nhiều lại làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh. Thực tế cho thấy các hoạt chất có ở trong rượu vang đỏ bao gồm resveratrol và quercetin có khả năng giúp chống oxy hóa, kháng viêm nên có tác dụng bảo vệ thần kinh và cải thiện chức năng vận động ở bệnh nhân Parkinson.

Xem thêm:

  • Tổng quan về bệnh Parkinson và những điều cần lưu ý
  • Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson