Chảy máu cam có phải bị ung thư vòm họng?

Có rất nhiều người từng gặp phải hiện tượng chảy máu cam, có thể chảy máu ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi, thường xảy ra một cách bất ngờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đơn giản nhất có thể do lúc ngoáy mũi, chúng ta làm tổn thương mũi gây chảy máu, hay do chấn thương ở mũi do tai nạn,...

Chảy máu cam có phải bị ung thư vòm họng? Chảy máu cam có phải bị ung thư vòm họng?

Có rất nhiều người từng gặp phải hiện tượng chảy máu cam, có thể chảy máu ở một hoặc cả hai bên lỗ mũi, thường xảy ra một cách bất ngờ. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đơn giản nhất có thể do lúc ngoáy mũi, chúng ta làm tổn thương mũi gây chảy máu, hay do chấn thương ở mũi do tai nạn, hoặc do các bệnh nội khoa như bệnh tăng huyết áp, sốt xuất huyết, các bệnh về máu,... và cũng có thể do bệnh ung thư vòm họng gây ra. Làm sao để biết chảy máu cam có phải bị ung thư vòm họng hay không?

Chảy máu cam có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng

Một số thống kê cho thấy có đến khoảng 60% người dân đã từng bị chảy máu cam (chảy máu mũi) ít nhất 01 lần trong đời. Hiện tượng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam, có thể đây chỉ là hiện tượng tự phát, nhưng cũng rất có thể do các bệnh ung thư vùng đầu cổ gây ra, trong đó có bệnh ung thư vòm họng (căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng Tai Mũi Họng - Đầu Mặt Cổ).

Mỗi người lại có biểu hiện chảy máu cam khác nhau, phụ thuộc vào vị trí của khối u và mức độ tiến triển của nó. Có bệnh nhân bị chảy máu mũi nhiều, có bệnh nhân lại xì ra chất nhầy mũi lẫn với máu, có người lại chảy mủ và máu do ung thư đã hoại tử,... Chảy máu cam là dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư vòm họng đã bước vào giai đoạn tiến triển.

vicare.vn-chay-mau-cam-co-phai-bi-ung-thu-vom-hong-body-1
Chảy máu cam có thể là báo hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Khi hiện tượng chảy máu cam xuất hiện cùng với các triệu chứng sau đây, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác, nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng khám kiểm tra ngay xem mình có khả năng bị ung thư vòm họng hay không:

  • Triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi xảy ra thường xuyên. Bệnh nhân có thể thấy nuốt khó, nuốt đau.
  • Triệu chứng ù tai, nghe kém. Bệnh nhân có thể thấy đau ở trong tai và lan ra vùng xương chũm (phía sau tai).
  • Thấy xuất hiện hạch ở cổ: các hạch này tăng kích thước dần theo thời gian, bờ hạch không rõ ràng, thường dính chặt vào cổ, ít di động, cảm giác đau khi ấn vào.
  • Triệu chứng đau đầu, thường là đau nửa đầu, cảm giác đau sâu phía trong hốc mắt, đau âm ỉ, không đau thành cơn,...
  • Giọng nói khàn.
  • Cơ vùng mặt cứng, rất dễ bị liệt mặt.

Chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng dựa vào đâu?

Đột nhiên bạn bị chảy máu cam và có kết hợp với một hoặc nhiều triệu chứng trên, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng, để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các biện pháp chẩn đoán ung thư vòm họng bao gồm:

  • Sinh thiết vòm họng qua đường mũi hoặc họng miệng chính là yếu tố để chẩn đoán xác định bệnh ung thư vòm họng và loại ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm này khi nội soi mũi họng phát hiện những tổn thương bất thường như: thấy có khối u bất thường ở vòm họng, hay có tổ chức sùi mủn nát hoặc loét, thâm nhiễm, chảy máu....
  • Ngoài ra các xét nghiệm cận lâm sàng khác như CT Scanner hay MRI vùng vòm họng và vùng nền sọ sẽ được chỉ định để đánh giá mức độ lan rộng của tổ chức u. Dựa vào kết quả này có thể chẩn đoán và đánh giá giai đoạn của bệnh, đồng thời cho bác sĩ biết phạm vi vùng bệnh cần chiếu tia xạ trị, khi sử dụng phương pháp điều trị là xạ trị.

Việc chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư vòm họng dựa vào 3 yếu tố sau đây:

  • U nguyên phát (ký hiệu “T”): chỉ số này để đánh giá khối u tại chỗ hay ở một hoặc hai vị trí giải phẫu vòm, u đã xâm lấn vào hốc mũi, họng miệng hay xâm lấn vào đáy sọ hoặc dây thần kinh sọ hay không.
  • Hạch vùng (ký hiệu “N”): chỉ số này đánh giá xem ung thư đã di căn đến các hạch vùng xung quanh hay chưa? Di căn tới một hay bao nhiêu hạch? Kích thước của các hạch như thế nào?
  • Di căn xa (ký hiệu “M”): chỉ số này đánh giá xem ung thư đã di căn xa hay chưa.

Mỗi chỉ số lại được chia thành nhiều mức độ, dựa vào các mức độ của các chỉ số sẽ phân chia bệnh ung thư vòm họng thành 5 giai đoạn, từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Vì đây là nội dung thuộc chuyên khoa sâu, nên chúng tôi không đề cập đến ở đây.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng

vicare.vn-chay-mau-cam-co-phai-bi-ung-thu-vom-hong-body-2

Có 03 phương pháp chính thường được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư vòm họng:

  • Xạ trị: đây là phương pháp chủ yếu trong điều trị bệnh ung thư vòm họng. Do căn bệnh này rất nhạy cảm với phương pháp điều trị tia xạ.
  • Hóa trị: điều trị bằng các loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư như Cisplatin, 5-FU, Cyclophosphamide, Adriamycin,... Điều trị bằng hóa chất thường kết hợp với xạ trị khi bệnh ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định để loại bỏ hạch còn sót lại sau khi đã điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần đi khám định kỳ theo lịch hẹn của các bác sĩ chuyên khoa, thông thường là:

  • Năm thứ nhất: khám lại 2 tháng/ 1 lần.
  • Năm thứ hai: khám lại 3 tháng/ 1 lần.
  • Năm thứ ba: khám lại 6 tháng/ 1 lần.

Sau điều trị, tỷ lệ sống bệnh nhân sống được 5 năm như sau:

  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn 1 và 2: 80 - 90%.
  • Nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn 3: 30 - 40%.
  • Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối: 15%.

Điều đáng tiếc là các bệnh nhân thường đến bệnh viện ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 chiếm tới 80 - 90%, vì vậy bệnh nhân thường tử vong sớm sau khi phát hiện bệnh.

Chảy máu cam rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan khi bị chảy máu cam, đặc biệt là khi nó xuất hiện cùng với một số triệu chứng khác như là ngạt mũi, ù tai, nổi hạch vùng cổ,... Khi đó quý vị nên đi khám kiểm tra để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì và phương pháp điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Theo bạn chảy máu cam có nguy hiểm không?
  • Bị chảy máu cam là bị bệnh gì?