Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Chàm sữa là chứng viêm da cơ địa rất hay xuất hiện ở trẻ nhỏ đặc biệt là trong thời tiết hanh khô. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần khiến các mẹ bỉm sửa vô cùng sốt ruột và sót con. Bài viết sau đây sẽ cho các mẹ biết được nguyên nhân tái bệnh và cách phòng bệnh đơn giản.
Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Chàm sữa tái phát đi tái lại nhiều lần
Tuỳ vào từng cơ thể, tình trạng của bé mà có thể có những nguyên nhân khác nhau. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
- Da thiếu độ ẩm: Nguyên nhân hàng đầu của bệnh Chàm sữa là khô da. Chính vì lý do này, bệnh Chàm sữa thường biến chuyển nặng hơn vào mùa đông, khi không khí thường lạnh và khô.
- Yếu tố gia đình: Những gia đình mà bố mẹ có tiền sử bệnh dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn... thì nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh chàm sữa càng cao.
- Tiếp xúc với chất gây dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi... thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng...
- Chế độ ăn uống: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò, hải sản...
- Quần áo: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm. Hoặc trẻ bị dị ứng với hóa chất (bột giặt) còn đọng lại trên quần áo.
Cách hạn chế Chàm sữa tái phát
Hạn chế tái phát chàm sữa giúp con không còn khó chịu
- Bổ sung độ ẩm cho da
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm tại các vùng da đã bị chàm sữa, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Điều này giúp cho da bé không khô ngứa, các vết chàm không lan rộng ra và làm bé khó chịu.
- Tích cực tìm nguyên nhân dị ứng để tránh cho trẻ:
- Mẹ cần kiên nhẫn tìm xem trẻ dị ứng với thức ăn hay tác nhân nào gây nên Chàm sữa để tránh cho trẻ.
- Đầu tiên, mẹ nên điểm lại những đồ trẻ đã ăn mà có nguy cơ gây dị ứng, mẹ có thể liệt kê theo danh sách và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bé trong vòng hai tháng, sau đó từ từ cho bé thử từng thứ một. Khi thử, mẹ cho bé ăn từng món một trong danh sách và theo dõi khoảng 1 tuần.
- Qua nghiên cứu và phản hồi của các bệnh nhân, các loại thực phẩm phổ biến dễ gây mẫn cảm (có thể không phải dị ứng) bao gồm: sản phẩm từ sữa, cà chua, nho, trái cây khô, cam, quýt, dâu tây, quả kiwi, quả hạch, nước tương, trái bơ, nấm, rau chân vịt, sôcôla, bơ, mứt, nước sốt có chứa hóa chất, và các chất phụ gia như phẩm màu thực phẩm (đặc biệt là màu vàng và đỏ), hương vị nhân tạo và chất bảo quản.
- Nếu thấy bé vẫn bị mẫn cảm, bạn nên hạn chế các thực phẩm này và tham khảo ý kiến một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ đã nghiên cứu về dinh dưỡng.
- Vệ sinh cho trẻ: Mẹ cần vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo thấm hút tốt.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh: nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài: Mẹ nên cho bé tránh dùng các loại xà phòng của người lớn dễ gây kích ứng da. Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.
(Nguồn: Khám phá)