Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh

Để chăm sóc đứa con đầu lòng luôn là băn khoăn của rất nhiều người. Nhưng không chỉ có một vài người có cảm giác bất an như vậy. Mà có rất nhiều những ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng sau khi sinh. Thấu hiểu những điều này, HoiBenh xin chia sẻ thông tin chi tiết về cách chăm sóc và bảo vệ trẻ sơ sinh sau khi sinh từ viện trở về nhà. Tham gia khóa học tiền sản trong quá trình ma...

Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh Chăm sóc và giữ an toàn cho trẻ sơ sinh

Để chăm sóc đứa con đầu lòng luôn là băn khoăn của rất nhiều người. Nhưng không chỉ có một vài người có cảm giác bất an như vậy. Mà có rất nhiều những ông bố bà mẹ cảm thấy lo lắng sau khi sinh. Thấu hiểu những điều này, HoiBenh xin chia sẻ thông tin chi tiết về cách chăm sóc và bảo vệ trẻ sơ sinh sau khi sinh từ viện trở về nhà.

Tham gia khóa học tiền sản trong quá trình mang thai có thể giúp bạn chuẩn bị cho thực tế. Nhưng việc cho búp bê ăn và thay bỉm cho búp bê cũng không quá giống nhau. Trong thời gian ở bệnh viện, bạn hãy hỏi các y tá để có kiến thức cơ bản về việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Đừng ngại nhờ y tá chỉ dẫn cho bạn làm một việc gì đó nhiều lần! Hãy nhớ rằng, luyện tập thường xuyên mới có thể quen tay được. Trước khi xuất viện, hãy chắc rằng bạn – và một nửa của bạn – sẵn sàng với những kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản sau:

- Bế trẻ sơ sinh, bao gồm cả việc đỡ cổ của em bé.

- Thay bỉm cho bé

- Tắm cho bé

- Mặc quần áo cho bé

- Quấn tã cho bé

- Cho bé ăn và vỗ cho bé ợ

- Làm sạch cuống rốn

- Chăm sóc bao quy đầu (nếu là bé trai)

- Sử dụng dụng cụ hút mũi để hút và rửa mũi cho bé

- Theo dõi nhiệt độ cơ thể bé

- Các cách dỗ dành bé

vicare.vn-cach-cham-soc-va-giu-an-toan-cho-tre-so-sinh-body-1

Trước khi xuất viện, hãy hỏi y tá hoặc nhân viên y tế về dịch vụ khám bệnh tại nhà. Có rất nhiều những cặp cha mẹ muốn có ai đó đến khám cho họ và con của họ trong mấy ngày đầu mới về nhà. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy hỏi xem liệu có chuyên gia nào về việc này/ về việc cho con bú có thể đến hỗ trợ bạn tại nhà hay không, cũng như tìm các nguồn hỗ trợ khác trong các mối quan hệ của bạn, ví dụ như các nhóm hỗ trợ mẹ và bé chẳng hạn.

Có rất nhiều người lần đầu làm cha mẹ mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, những người ‘đã có kinh nghiệm’. Có một người giúp đỡ ở cùng với bạn mấy ngày có thể giúp bạn tự tin hơn để tự xử lý mọi việc trong những tuần kế tiếp. Hãy sắp xếp tất cả những việc này trước khi xuất viện.

Lần đầu tiên bác sĩ đến khám cho em bé của bạn cũng là một cơ hội tốt để bạn có thể hỏi những thắc mắc về vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh. Bạn hãy hỏi xem khi nào nên gọi bác sĩ, và hỏi về các loại vắc xin cũng như khi nào thì em bé của bạn cần những loại vắc xin đó. Trẻ sơ sinh và trẻ con cần vắc xin để chống lại những dịch bệnh có thể gặp phải trong những năm đầu đời và khá nguy hiểm với trẻ con, bao gồm cả những dịch bệnh hiếm gặp cũng như những bệnh thông thường, cảm cúm chẳng hạn.

vicare.vn-cach-cham-soc-va-giu-an-toan-cho-tre-so-sinh-body-2

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS)

Từ năm 1992, Học viện Nhi Khoa Mỹ đã khuyến cáo rằng nên để trẻ sơ sinh nằm ngủ với tư thế ngửa/ nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ của hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS), còn gọi là đột tử khi nằm ngủ. SIDS là hội chứng trẻ em dưới 1 tuổi chết đột ngột và không giải thích được . Dù không có cách nào để biết được trẻ em như thế nào có thể chết vì SIDS, nhưng bạn có thể làm một vài điều dưới đây để em bé của bạn an toàn hơn:

- Luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, kể cả ngủ trưa. Đây là tư thế ngủ an toàn nhất để tránh cho em bé gặp phải nguy cơ SIDS.

- Đặt em bé ở bề mặt chắc chắn như giường cũi an toàn. Nghiên cứu cho thấy, đặt trẻ ngủ trên bề mặt mềm mại, trên ghế salon hay đệm salon, giường nước, thảm lông cừu hoặc những bề mặt mềm khác sẽ làm tăng nguy cơ SIDS.

- Bỏ đi những bộ chăn gối lông mềm và thú nhồi bông xung quanh giường ngủ của em bé. Hãy chắc rằng bạn đã để những chiếc gối, chăn mềm, thú nhồi bông và những vật dụng mềm mại khác tránh xa khỏi giường ngủ của em bé.

- Không sử dụng gối chèn hay kệ ngủ. Việc sử dụng gối chèn để giữ cho trẻ ngủ yên với tư thế thẳng hoặc nghiêng đều rất nguy hiểm và không cần thiết.

- Hãy chắc chắn rằng người chăm sóc em bé của bạn biết cách đặt bé ngủ với tư thế nằm ngửa và về những mối nguy hiểm với chăn gối mềm. Nói chuyện với tất cả những người chăm sóc bé, ông bà, người trông trẻ, người giúp việc về nguy cơ SIDS. Hãy nhớ, mỗi giấc ngủ đều có thời gian nhất định.

- Đảm bảo cho mặt và đầu của bé luôn để thoáng khi ngủ. Giữ cho chăn, màn tránh xa miệng và mũi em bé. Cách tốt nhất để làm những việc này là đặt bé trong túi ngủ, nhờ đó, bạn sẽ không cần phải dùng bất cứ tấm chăn hay vải quấn nào khác để đắp cho bé nữa. Nếu bạn dùng chăn hay tấm vải gì đó, hãy chắc rằng chân của bé chạm vào cuối giường, chăn không cao quá ngực bé, và phần chăn thừa được giắt gọn xuống cuối đệm cũi.

- Không cho phép ai hút thuốc bên cạnh bé. Không hút thuốc trước hoặc sau khi sinh con và đảm bảo rằng không có ai hút thuốc xung quanh bé.

- Đừng để bé quá ấm áp khi ngủ. Hãy giữ ấm cho bé trong giấc ngủ, nhưng không quá ấm. Nhiệt độ trong phòng của bé nên ở mức nhiệt độ phù hợp với người lớn. Quá nhiều lớp quần áo hoặc chăn sẽ khiến em bé của bạn bị nóng.

vicare.vn-cach-cham-soc-va-giu-an-toan-cho-tre-so-sinh-body-3

Một số bà mẹ lo lắng rằng liệu em bé có lăn tròn trong đêm hay không. Tuy nhiên, vào thời điểm em bé của bạn tự lăn đi được, thì nguy cơ về SIDS cũng đã thấp đi rất nhiều rồi. Trong khoảng thời gian nguy cơ SIDS cao nhất, từ 2 đến 4 tháng tuổi, thì hầu hết các em bé không thể tự lật người được.

(Nguồn: Women's Health)