Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết?

Không ít trẻ sơ sinh mắc phải tình trạng rốn bị nhiễm trùng hay xảy ra những vấn đề khác ngoài ý muốn, nguyên nhân chính là do các bậc làm cha mẹ không biết chăm sóc vùng rốn cho con đúng cách, hoặc băng quá kín.

Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết? Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ đã biết?

Hoặc nhiều cha mẹ sợ nhiễm trùng lại rắc kháng sinh lên khiến rốn lâu lành hơn. Vì vậy trong bài viết sau đây HoiBenh sẽ chia sẻ cho bạn chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào mới là đúng cách.

Tầm quan trọng của việc chăm cuống rốn ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh là một việc làm rất quan trọng. Bởi vì khi còn là bào thai trong bụng mẹ thì dây rốn chính là nơi mang dưỡng chất và dưỡng khí từ cơ thể mẹ truyền qua cho thai nhi, nhờ thế bào thai lớn lên khỏe mạnh từng ngày. Cho đến khi đủ thời điểm 9 tháng 10 ngày thì bé sẽ ra đời, lúc này các bác sĩ sẽ cắt rốn cho bé và giữ độ dài của cuống rốn tầm 4 đến 5 cm.

Sau khi sinh khoảng 1 đến 2 tuần tuổi thì cuống rốn của bé sẽ rụng. Còn trong khoảng thời gian rốn chưa rụng thì nó chính là một ngõ quan trọng để vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại cho bé, thậm chí có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Chính vì thế việc chăm sóc cuống rốn ở giai đoạn này là cực kỳ quan trọng, vì nó có thể quyết định tới sinh mạng của bé con nhà bạn.

vicare.vn-cham-soc-cuong-ron-o-tre-so-sinh-dung-cach-me-da-biet

Mẹ nên lưu ý kỹ khi chăm sóc rốn của trẻ

Rốn nhiễm trùng có sao không?

Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ khiến cuống rốn bị nhiễm trùng. Và hậu quả nguy hiểm nhất của việc cuống rốn bị nhiễm trùng đó là có thể dẫn tới tử vong.

Nếu như rốn của bé bị nhiễm trùng, sẽ có nguy cơ gây ra những hậu quả sau:

  • Hoại tử rốn: căn bệnh này do vi khuẩn yếm khí gây nên. Lúc này rốn của bé sẽ bị sưng đỏ, tím bầm và có chảy mủ... Toàn thân của bé sẽ bị suy sụp và nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Viêm rốn có mủ: lúc này rốn của bé bị phù nề, luôn ẩm ướt, chảy mủ và có mùi hôi. Nếu như bé bị viêm rốn thì có thể khiến bé quấy khóc và không chịu bú sữa mẹ. Lúc này cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám cũng như có biện pháp điều trị.
  • Tử vong: đây là hậu quả nghiêm trọng nhất nếu như việc chăm sóc cuống rốn ở bé không đúng cách khiến bé bị nhiễm trùng. Vì trong giai đoạn này cuống rốn chưa hoàn thiện nên có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể gây hại cho bé.


vicare.vn-cham-soc-cuong-ron-o-tre-so-sinh-dung-cach-me-da-biet

Nếu rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể gây tử vong

Hướng dẫn cách chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh

Để đảm bảo nguyên tắc chăm sóc cuống rốn cho bé hợp vệ sinh, thì ngoài việc cắt rốn bằng dụng cụ vô trùng thì khi chăm sóc rốn cho bé các bà mẹ cũng phải vệ sinh tay của mình thật sạch.

Trong 1 đến 2 tuần đầu tiên rốn chưa rụng thì phải giữ vệ sinh quanh vùng rốn thật sạch, khô cho đến khi rốn rụng. Nên vệ sinh kỹ rốn bằng khăn sạch, tuyệt đối không được dùng bông gòn khô để lau rốn, vì sợi bông gòn có thể bị dính ở cuống rốn và gây nguy hiểm cho bé.

Chăm sóc cuống rốn ở trẻ sơ sinh đúng cách cần thực hiện các bước sau đây:

  • Trước khi vệ sinh cuống rốn cho bé thì cần rửa kỹ tay bằng xà phòng và nước hoặc sát trùng tay bằng dung dịch cồn 70 độ để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Tháo nhẹ nhàng băng rốn của trẻ ra
  • Sử dụng que gòn có tẩm cồn sát trùng rồi thực hiện vệ sinh theo trình tự: chân rốn, thân của rốn, mặt cắt của cuống rốn rồi sau đó mới vệ sinh vùng da xung quanh rốn với bán kính khoảng 5 cm. Mỗi lần khử trùng cuống rốn sẽ thay một que gòn khác nhau, không được dùng lại.
>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi chăm sóc da, mắt và rốn cho trẻ sơ sinh