Chăm sóc bé bị hen suyễn như thế nào?

Bệnh hen suyễn ở trẻ em làm tăng tiết chất nhầy niêm mạc phế quản khiến trẻ khó thở, thở khò khè. Đây là một bệnh hô hấp mạn tính gây co thắt phế quản. Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể biến chứng suy hô hấp ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Việc chăm sóc trẻ là điều rất cần thiết để bệnh hen suyễn ở bé sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Chăm sóc bé bị hen suyễn như thế nào? Chăm sóc bé bị hen suyễn như thế nào?

Cách nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ em

Cần đề phòng trẻ mắc bệnh hen suyễn khi trẻ có bố hoặc mẹ mắc bệnh hen suyễn hay khi trẻ có dấu hiệu:

  • Ho tái đi tái lại nhiều lần, nhất là hay xuất hiện vào ban đêm
  • Khó thở, thở ra khó khăn, kéo dài, lồng ngực của trẻ bị rút lõm khi trẻ hít vào, thở khò khè xuất hiện nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát bệnh như (khói bụi, mùi nặng, phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn dễ bị dị ứng...)
  • Với trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ, trẻ dưới 2 tuổi bị hen suyễn khi thở khò khè tái phát ít nhất 3 lần, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh hen suyễn hay dị ứng.

Ở trẻ lớn, việc thăm dò chức năng hô hấp dễ dàng hơn, nhưng ở trẻ nhỏ các phương pháp này thường khó và thậm chí không thể thực hiện. Bởi vậy, khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ là hen suyễn, cha mẹ nhất thiết phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có hướng định bệnh chính xác.

vicare.vn-cham-soc-be-bi-hen-suyen-nhu-the-nao-body-1

Biện pháp chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Bố mẹ cần tránh những yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen ở trẻ như sau:

  • Không để thú nuôi như chó, mèo, chim cảnh trong nhà.

  • Tránh dùng các hóa chất nặng mùi trong nhà như các loại nước hoa xịt phòng, thuốc xịt muỗi gián, côn trùng, tránh nhang khói...

  • Không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ.

  • Giữ không khí trong sạch: Đóng cửa sổ khi bên ngoài nhiều bụi phấn hoa, khói nhà máy, bếp lò, khói xe... và mở rộng cửa sổ khi không khí bên trong nhà ngột ngạt, hay khi trong phòng có mùi khó chịu.

  • Nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng: Thường xuyên giặt khăn trải giường, ga gối bằng nước nóng rồi phơi khô, thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ, giặt thú nhồi bông.

  • Tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ dễ bị dị ứng như hải sản, mì chính, đồ hộp. Ngoài ra nên bổ sung những thức ăn giàu acid béo omega – 3 và các loại vitamin A, C, E giàu chất oxi hóa để tăng sức đề kháng cho trẻ.

  • Không nên quá hạn chế các hoạt động vui chơi, chạy nhảy của trẻ vì dễ ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ, khiến trẻ tự ti vì mắc bệnh.

  • Cho trẻ đi khám chuyên khoa định kỳ để được bác sĩ hướng dẫn dùng các thuốc cắt cơn hen dạng xịt khí dung và thuốc dự phòng lâu dài.

Lưu ý, luôn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý ngừng dùng thuốc ngay cả khí trẻ có dấu hiệu tốt hơn, bởi trong giai đoạn này trẻ khỏe lên là nhờ tác dụng của thuốc. Cha mẹ cần luôn mang theo thuốc cắt cơn dạng xịt khí dung khi đưa trẻ ra ngoài để xử trí cơn hen kịp thời, tránh để lại những biến chứng không mong muốn.

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho trẻ khi bị hen suyễn phổi

Cũng giống như những chứng bệnh viêm khác, hen suyễn chịu tác động rất nhiều của cách ăn uống. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra rằng: có mối quan hệ mật thiết giữa ăn uống và sự tăng lên hay giảm nhẹ của tình trạng hen suyễn.

Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị hen suyễn

  • Tránh hoặc hạn chế tối đa các món chiên, xào: Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với trẻ hen suyễn, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở trẻ hen suyễn.

  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày: Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng hen suyễn gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo.

vicare.vn-cham-soc-be-bi-hen-suyen-nhu-the-nao-body-2
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị hen suyễn.
  • Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với trẻ hen suyễn: bởi nếu trẻ hen suyễn thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,... gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

  • Kiêng ăn các đồ cay nóng dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.

  • Nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.

Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị hen suyễn

  • Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng hen suyễn, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho trẻ hen suyễn được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

  • Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.

vicare.vn-cham-soc-be-bi-hen-suyen-nhu-the-nao-body-3
Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị hen suyễn.
  • Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Trẻ hen suyễn nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa. Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với trẻ hen suyễn.

  • Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Trẻ bị hen suyễn thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của trẻ.

Chắc chắn rằng, qua bài viết của HoiBenh, các bậc phụ huynh đã biết được cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn phù hợp để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Phương Nguyễn