Cha mẹ đừng chủ quan trước bệnh nhức mỏi chân ở trẻ

Nhức mỏi chân tay là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn phát triển xương ở trẻ em, nhất là thời điểm chiều cao của trẻ tăng nhanh đột biến. Vậy nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cha mẹ đừng chủ quan trước bệnh nhức mỏi chân ở trẻ Cha mẹ đừng chủ quan trước bệnh nhức mỏi chân ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi chân ở trẻ em

Nhức mỏi chân ở trẻ em do thiếu canxi

Nếu trẻ không bị va chạm vấp ngã khi vui chơi hoặc chạy nhảy nhưng lại bị nhức mỏi chân thì cha mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân trẻ thiếu canxi.

Khi trẻ phát triển đồng nghĩa với hệ thống xương, khớp của trẻ cũng phát triển đồng bộ. Tuy nhiên việc xương phát triển quá nhanh trong khi các yếu tố như canxi và sắt không được cung cấp đủ cho quá trình đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi. Thiếu hụt canxi khiến trẻ cảm thấy chân tay tê mỏi, đau nhức, hoặc có thể bứt rứt không yên, nhất là vào ban đêm.

vicare.vn-cha-me-dung-chu-quan-truoc-benh-nhuc-moi-chan-o-tre-body-1

Nhức mỏi chân do không vận động nhiều

Trẻ em đến tuổi đi học thường dành thời gian chủ yếu đến trường học tập, các hoạt động vui chơi, vận động cũng vì đó mà bị hạn chế. Việc ngồi trong lớp, trong phòng học liên tục không chỉ khiến cho trẻ gặp nhiều căng thẳng, áp lực mà còn có thể dẫn đến nguy cơ nhức mỏi chân vì không có nhiều thời gian tập luyện thể dục thể thao hoặc các bài tập vận động cơ bản.

Nhức mỏi chân ở trẻ em do bệnh thấp khớp

Hiện tượng nhức mỏi chân vào ban đêm kèm theo tê bì, đau nhức xương là dấu hiệu của bệnh thấp khớp. Nếu con bạn đang gặp tình trạng này nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở ý tế để được thăm khám. Nếu để lâu bệnh này có thể chuyển sang mãn tính và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Xương phát triển quá nhanh

Xương chân, tay phát triển quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ cơ không phát triển kịp. Khi đó các cơ bị kéo căng gây tình trạng đau cơ, làm trẻ luôn cảm thấy nhức mỏi chân tay.

Những nguyên nhân gây nhức mỏi chân khác

Một số trẻ trong độ tuổi phát triển, đặc biệt là giai đoạn dậy thì các dưỡng chất cần thiết cần cho việc phát triển sụn và giúp xương dài ra không được cung cấp đủ. Vì thế trẻ sẽ gặp những cơn nhức mỏi chân, nhất là đau dọc các xương dài, có thể kèm theo tê mỏi.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến các dấu hiệu đi kèm khi trẻ bị nhức mỏi chân như: đau vùng thắt lưng, vùng xương chậu, xương cụt... Những dấu hiệu đó cho thấy, có thể bé bị viêm khớp vùng chậu.

Nhức mỏi chân ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trường hợp trẻ bị mỏi chân liên quan tới quá trình phát triển chiều cao, dậy thì, hoặc vận động quá mức... thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Các bậc phụ huynh có thể khắc phục bằng cách bổ sung các vi chất cần thiết cho con, đồng thời giúp trẻ cần tránh những tổn thương do va đập hay viêm nhiễm cho trẻ nếu không có thể dẫn đến gãy xương hoặc bong gân...

Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên đau nhức mỏi chân kèm theo các triệu chứng sụp mi mắt (một hoặc hai bên), đau vùng thắt lưng, đau khi ngồi trong 1 thời gian dài và lan xuống cả 2 bàn chân,.....thì có nguy cơ trẻ gặp vấn đề liên quan đến xương khớp. Nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế kiểm tra sớm nhất.

vicare.vn-cha-me-dung-chu-quan-truoc-benh-nhuc-moi-chan-o-tre-body-2

Cách khắc phục nhức mỏi chân cho trẻ tại nhà

Nếu nguyên nhân nhức mỏi chân đến từ việc thiếu canxi, có thể bổ sung canxi cho trẻ bằng các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá...hoặc các viên uống bổ sung canxi hàng ngày

Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ xoa bóp chân nhẹ nhàng để làm dịu cơn nhức mỏi đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.

Nên cùng bé xây dựng thời gian biểu, cân bằng giữa việc học và sinh hoạt. Dành thời gian cho việc tập luyện thể thao, các hoạt động ngoài trời, giúp xương khớp chắc khỏe, cơ thể linh hoạt, tinh thần thoải mái.

Không nên hoạt động với cường độ nhanh và mạnh vì có thể xảy ra chấn thương hoặc làm tổn thương đến xương khớp của trẻ.

Mặc dù tình trạng nhức mỏi chân ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng có thể gây cản trở cho trẻ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy các bậc cha mẹ không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu nào của trẻ để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • Trẻ bị nhức mỏi chân trái là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Bệnh nhức mỏi đầu gối là bệnh gì?
  • Nhức mỏi toàn thân có thể là dấu hiệu của 4 bệnh sau