Cha mẹ có thể tự nhận biết những triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Nếu như con bạn có những biểu hiện như thở khò khè, bé cảm thấy tức ngực và ho nhiều, các biểu hiện này thường xuất hiện về buổi sáng và ban đêm thì cha mẹ cần lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ.

Cha mẹ có thể tự nhận biết những triệu chứng hen suyễn ở trẻ Cha mẹ có thể tự nhận biết những triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Nếu như con bạn có những biểu hiện như thở khò khè, bé cảm thấy tức ngực và ho nhiều, các biểu hiện này thường xuất hiện về buổi sáng và ban đêm thì cha mẹ cần lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Những triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Những triệu chứng hen suyễn ở trẻ thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và bệnh này thường hay tái phát với những triệu chứng bé thở khò khè hay cảm thấy khó thở. Thực tế thì có nhiều trường hợp trẻ thở khò khè nhưng đó vẫn chưa phải là triệu chứng của bệnh hen, nhưng nếu những triệu chứng này kéo dài thì rất có khả năng trở thành hen. Nếu trẻ ho kéo dài từ nhỏ sau lớn tiếng dần thì hầu hết cha mẹ không mấy chú ý mà chỉ nghĩ rằng trẻ ho bình thường.

Khi thay đổi thời tiết hay theo mùa những triệu chứng hen suyễn ở trẻ càng dễ phát hiện như chứng khò khè khi bị hen phế quản xuất hiện từng cơn và có thể kết hợp với việc nhiễm virus, giữa các đợt lại không khò khè nữa. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ trước 3 tuổi và sau đó kéo dài đến năm trẻ 6 tuổi. Do đó khi trẻ có những triệu chứng khò khè, khó thở thì gia đình cần đưa bé đến những cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Nếu như không phát hiện kịp thời các triệu chứng bệnh này ở trẻ thì bệnh sẽ xuất hiện với các triệu chứng điển hình hơn như trẻ có dấu hiệu hắt hơi, xổ mũi, có tiếng rít cò cử khi thở,... Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của bé để phát hiện ra bệnh trong thời gian sớm nhất để có thể điều trị kịp thời.
vicare.vn-cha-me-can-biet-nhung-trieu-chung-hen-suyen-o-tre-body-1

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng hen suyễn ở trẻ là virus. Thông thường với các cơn hen cấp thì có hơn 85% lí do gây ra là virus. Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, khói bụi, lông động vật, thuốc lá hay khói than tổ ong cũng là những tác nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ nhỏ. Nếu như cha mẹ của bé có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thì bé cũng dễ bị mắc chứng bệnh này hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ

Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ

Khi trẻ bị bệnh, tùy vào từng cấp độ bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Trường hợp bệnh nhẹ chỉ cần cho trẻ dùng khi dung, cho uống thuốc mở phế quản, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở cho trẻ. Những cơn hen ác tính, trẻ cần được đưa tới các cơ sở y tế để điều trị, thở oxi, dùng khí dung và tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản. Trường hợp nặng hơn nữa phải đặt nội khí quản và cho trẻ thở máy.

vicare.vn-cha-me-can-biet-nhung-trieu-chung-hen-suyen-o-tre-body-2

Phòng chống bệnh hen suyễn ở trẻ

Có nhiều cách phòng chống bệnh hen suyễn ở trẻ. Đầu tiên nên cách ly những trẻ bị hen suyễn với những trẻ khỏe. Những thời điểm giao mùa, gia đình có tiền sử cha mẹ bị bệnh hen nên có những biện pháp điều trị kịp thời theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có thể ngăn chặn bệnh phát sinh nặng hơn.

Chứng ho khò khè thường xuất hiện với tần suất dai dẳng và hay tái phát nên trẻ cần được khám bệnh thường xuyên để có những điều chỉnh tích cực hơn trong việc phòng chống bệnh. Nếu trong nhà có trẻ bị hen suyễn, không nên nuôi chó mèo, không hút thuốc lá hay cho trẻ mặc những đồ có mùi quá thơm, luôn phải giữ nhà cửa sạch sẽ và thoáng khí.

>>> Xem thêm: Những cách phòng tránh và điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ