Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ nôn trớ sau khi bú?

Trẻ nôn trớ sau khi bú là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nhưng nếu cha mẹ không biết biết xử lý đúng cách thì có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho bé. Vậy khi gặp tình trạng này thì các bậc phụ huynh nên làm gì để khắc phục? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cách giải quyết ngay sau đây.

Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ nôn trớ sau khi bú? Cha mẹ cần phải làm gì khi trẻ nôn trớ sau khi bú?


Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

Do hệ tiêu hóa của bé chưa được phát triển thì thế dễ xảy ra hiện tượng trẻ nôn trớ sau khi bú. Mặt khác do hệ tiêu hóa chưa được đầy đủ nên lỗ tâm vị của bé chưa đóng kín sau bữa ăn, kết hợp với bao tử co bóp mạnh sẽ khiến sữa bị đẩy ra khỏi dạ dày của bé.

Thông thường trẻ sơ sinh thường mắc phải hiện tượng này, phải hơn 6 tháng tuổi thì hiện tượng này mới mất dần. Nếu như sau 8 tháng mà hiện tượng này vẫn còn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị cho bé.


vicare.vn-cha-me-can-phai-lam-gi-khi-tre-non-tro-sau-khi-bu

Trẻ bị nôn trớ có thể do bú quá no

Xử lý khi trẻ nôn trớ sau khi bú

Sau khi bú xong nếu trẻ bị nôn trớ thì nên đặt bé nằm nghiêng, sau đó lập tức lau sữa dính trên lỗ mũi để trẻ không hít vào bên trong. Sau đó bế bé lên sao cho đầu bé cúi lên vai mẹ, rồi vỗ nhẹ ở lưng của bé tầm 10 phút.

Tiếp theo đặt bé xuống và hút sữa trong mũi của bé ra, rồi dùng nước muối sinh lý để rữa sạch mũi cho bé. Sau đó có thể cho bé ngủ để dạ dày của bé mau khỏe lại.

Lưu ý khi trẻ nôn trớ sau khi bú: nếu như trường hợp bị nôn trớ kèm theo các dấu hiệu như tiêu chảy, bụng trướng, nôn có màu... thì bạn nên đưa bé tới cơ sở y tế để khám ngay.

Lưu ý để tránh tình trạng nôn trớ ở trẻ

Để tránh hiện tượng trẻ nôn trớ sau khi bú, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Thời gian bú dành cho trẻ sơ sinh thường cách nhau từ 2 đến 5 giờ.

- Không được mặc chật đồ cho bé, khi cho bé bú thì nên nới lỏng phần bụng.

- Khi bé bú no thì mẹ không nên vội vàng thay t

- Nếu như bé nhà bạn đã bị nôn trớ thì nên chia nhỏ bữa ăn cho bé, không được để bé bú quá no

- Nên cho bé bú bên trái trước sau đó mới sang bên phải, như vậy thì dạ dày của bé mới cân bằng sữa.

vicare.vn-cha-me-can-phai-lam-gi-khi-tre-non-tro-sau-khi-bu

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho bé để tránh tình trạng nôn trớ

Kinh nghiệm cho mẹ khi trẻ bị nôn trớ

Về tình trạng nôn trớ ở trẻ, mẹ có nickname thuyhuong1987 trên diễn đàn webtretho.com có chia sẻ: Lần đầu làm mẹ có lẽ rất nhiều chị em phụ nữ chúng ta còn lóng ngóng, vụng về. Ít có ai mà đã có kinh nghiệm ngay từ lần đầu tiên, vì thế chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm, từ người thân, người có kinh nghiệm nuôi bé tới sách báo hay thông tin tìm kiếm trên mạng; nó hữu ích vô cùng.

Xin chia sẻ với những ai lần đầu đón nhận thiên chức làm mẹ chút kinh nghiệm của bản thân để giúp bé yêu không bị nôn trớ hay sặc sữa. Cách cho bé bú rất quan trọng. Có rất nhiều trường hợp xảy ra sặc sữa hay nôn trớ là do cách cho bé bú, ăn không đúng. Vì là bé sơ sinh nên thanh quản, dạ dày... nhìn chung mọi thứ chưa được hoàn thiện, vì thế các mẹ cần lưu ý rất nhiều.

Bé bú mẹ, trước hết phải cho bé ngậm hết đầu vú, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến bầu vú mẹ (nứt cổ gà) và lượng sữa ra không đều. Nếu mẹ nào nhiều sữa, khi cho bé bú thì nên cho bé nghỉ trong giây lát để bé nuốt sữa cho kịp (không rất dễ sặc). Bú xong nhớ bế vác bé trên vai và vỗ vỗ nhẹ vào lưng vài cái cho sữa xuống hết, khi nào nghe tiếng ợ là được.

Tư thế bú có thể bế trên tay hoặc nằm đều được. Nhưng lưu ý khi cho bé bú nằm, phải kê gối cho bé cao hơn bình thường khi nằm ngủ một chút. Điều này giúp bé bú và dễ nuốt hơn, bú xong cũng nên bế bé trên tay tầm 10 phút mới đặt bé nằm.

Một điều nữa là thời gian cho bé bú, bé sơ sinh thông thường bú trong 10 - 15 phút. Không nên cho bé bú kéo dài, bé bú no quá sẽ dễ bị nôn trớ do quá no.

Chăm sóc trẻ sơ sinh giai đoạn 0 - 3 tháng là vô cùng vất vả và cẩn thận các mẹ ạ. Đây là gia đoạn mà mọi thứ về cơ thể bé chưa thật sự hoàn chỉnh, vì con yêu các bà mẹ trẻ hãy cố gắng.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây nên nôn trớ ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục