Cephalexin dùng thế nào thì đúng cách?

Có rất nhiều bệnh do vi khuẩn nhạy cảm gây ra như viêm phế quản cấp tính và mạn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn tai, mũi, họng,....đều cần dùng tới kháng sinh Cephalexin. Nhưng dùng Cephalexin với liều lượng như thế nào, cần lưu ý những điểm gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe thì người sử dụng phải nắm bắt rõ thông tin về thuốc.

Cephalexin dùng thế nào thì đúng cách? Cephalexin dùng thế nào thì đúng cách?

Công dụng thuốc Cephalexin là gì?

Thông thường, khi mắc bệnh do vi khuẩn gây ra thì sử dụng kháng sinh Cephalexin để điều trị. Thuốc kháng sinh Cephalexin hoạt động sẽ ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn.

Đối với những người bệnh tim mạch, trước khi phẫu thuật nha khoa thường được dùng thuốc Cephalexin để ngừa nhiễm trùng tiêm mạch.

Ngoài ra, Cephalexin còn có công dụng với nhiều bệnh lý khác chưa được liệt kê trên nhãn thuốc. Song việc sử dụng cần được chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng.

vicare.vn-cephalexin-dung-the-nao-thi-dung-cach-body-1

Các dạng bào chế Cephalexin

Hiện nay có 2 dạng bào chế Cephalexin phổ biến là:

  • Dạng viên nang/viên nén: 750mg, 500mg, 333mg, 250mg
  • Dạng dung dịch: 250mg/5ml, 125mg.5ml

Những đối tượng được sử dụng thuốc Cephalexin

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Giãn phế quản bội nhiễm, viêm phế quản mạn tính và cấp tính
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Phụ khoa bị nhiễm khuẩn
  • Tai, mũi, họng bị nhiễm khuẩn
  • Mô mềm, da, xương bị nhiễm khuẩn
  • Phòng tránh tái phát nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Người bệnh lậu, giang mai không phù hợp dùng kháng sinh Peniciline
  • Người bệnh tim mạch trước khi thực hiện phẫu thuật nha khoa

Vì sức khỏe có thể bị tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng mà những người bị mắc các bệnh sau cần cân nhắc sử dụng Cephalexin:

  • Bị bệnh viêm kết ruột, có tiền sử bị viêm kết ruột
  • Bệnh thận
  • Bệnh tiêu chảy nặng

Hướng dẫn cách sử dụng và liều lượng thuốc Cephalexin

Khi dùng thuốc Cephalexin, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chỉ dẫn in trên bao bì thuốc. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh thời gian, liều lượng thuốc. Dạng thuốc dung dịch trước khi sử dụng thì cần lắc đều. Dạng thuốc viên nang hoặc viên nén thì không nên nhai hay nghiền nhỏ mà cần uống thuốc với nước lọc.

Liều lượng thuốc đối với từng đối tượng cụ thể như sau:

  • Người lớn: Dùng 250mg x 4 lần mỗi ngày hoặc 500mg x 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em 15 tuổi trở lên: Dùng 250mg x 4 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi: Dùng 25-50mg/kg chia đều 2 hoặc 4 lần sử dụng. Mỗi ngày không quá 4g Cephalexin.

Thuốc Cephalexin có tác dụng phụ gì?

  • Tiêu chảy, đại tiện ra máu
  • Sốt và co giật
  • Dễ chảy máu hoặc thâm tím
  • Nước tiểu có màu sậm, da xanh
  • Đau đầu, da nổi phát ban
  • Tiểu tiện ít hoặc không tiểu tiện
  • Choáng váng, mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Ngứa âm đạo, tiết dịch nhiều
vicare.vn-cephalexin-dung-the-nao-thi-dung-cach-body-2

Sử dụng thuốc Cephalexin cần lưu ý những gì?

Để tránh những ảnh hưởng xấu trong quá trình sử dụng Cephalexin thì người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Người bị dị ứng Peniciline thường hấp thu Cephalexin tốt nhưng vẫn có các phản ứng xảy ra. Cứ khoảng 10% người dị ứng với Peniciline thì bị dị ứng với Cephalexin.
  • Thuốc kháng sinh Cephalexin được đào thải chủ yếu qua thận nên những người bị suy giảm chức năng thận cần được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Trong quá trình sử dụng Cephalexin có thực hiện xét nghiệm creatinine hoặc glucose niệu với dung dịch Benedict thì sẽ cho kết quả không chính xác nên cần làm các xét nghiệm trên sau thời gian sử dụng thuốc.
  • Thận trọng khi dùng Cephalexin đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Nên bảo quản trong bao bì kín đối với dạng viên nén hoặc viên nang. Và bảo quản trong tủ lạnh với dạng dung dịch.
  • Khi bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Cephalexin thì không nên sử dụng.

Thông tin trong bài viết cung cấp cho bạn đọc tham khảo, chỉ khi có chỉ định của bác sĩ thì người bệnh mới được sử dụng Cephalexin.

Xem thêm:

  • Thuốc kháng sinh là gì? Sử dụng ra sao để có hiệu quả?
  • Vì sao lại có tình trạng kháng kháng sinh?
  • Tầm quan trọng của nghiên cứu đề kháng kháng sinh