Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hoá không

Túi mật co bóp tống đẩy dịch mật xuống tá tràng, giúp tiêu hóa thức ăn khi ăn, đặc biệt là tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu. Để tìm hiểu thêm về vai trò của túi mật và phẫu thuật cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa không? Bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hoá không Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hoá không

Túi mật có hình một chiếc túi nhỏ, là một bộ phận của đường dẫn mật ngoài gan, có chức năng lưu trữ và cô đặc dịch mật do gan tiết ra. Túi mật co bóp tống đẩy dịch mật xuống tá tràng, giúp tiêu hóa thức ăn khi ăn, đặc biệt là tiêu hóa chất béo và hấp thu các vitamin tan trong dầu. Để tìm hiểu thêm về vai trò của túi mật và phẫu thuật cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hóa không? Bạn đọc tham khảo bài viết sau:

Nguyên nhân cắt túi mật

Mất đi túi mật là việc không mong muốn nhưng trong trường hợp mắc các bệnh túi mật cấp tính thì việc cần thiết là phẫu thuật cắt bỏ túi mật để tránh các rủi ro hay biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra về sau. Một số bệnh túi mật như:

  • Sỏi kích thước quá lớn trong túi mật, chiếm 2/3 diện tích túi mật, hoặc sỏi gây viêm túi mật và ứ tắc dịch mật
  • Viêm tụy cấp do sỏi mật
  • viêm túi mật mãn tính tái phát nhiều lần
  • Hoại tử túi mật, nguy cơ thủng túi mật
  • Túi mật bị viêm, teo, thành dày mất khả năng co bóp, túi mật bị vôi hóa ( túi mật sứ).
  • Mắc kèm cả sỏi và polyp túi mật
vicare.vn-cat-bo-tui-mat-co-anh-huong-den-tieu-hoa-khong-body-1

Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng đến tiêu hoá không?

Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được dự trữ trong túi mật để tiêu hóa chất béo trong thức ăn, khi không có thức ăn, dịch mật được cô đặc và dự trữ trong túi mật để chuẩn bị cho bữa ăn tiếp theo.

Tuy chỉ có kích thướt nhỏ và là một bộ phận phụ của đường mật nhưng túi mật đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Khi không có túi mật, dịch mật vẫn được gan sản xuất liên tục nhưng không còn nơi dự trữ nên dịch mật đổ thẳng xuống đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng trướng hơn sau ăn do thiếu dịch mật hoặc tiêu chảy kéo dài do thừa dịch mật quá nhiều.

Các “Hội chứng sau cắt túi mật” bao gồm:

  • Tiêu chảy mãn tính (gặp nhiều hơn ở nam giới dưới 50 tuổi hoặc người có thể trạng béo).
  • Đau bụng mật: Xảy ra sau các bữa ăn, cơn đau phát triển từ nhẹ đến nặng, có thể chỉ là đau bụng buồn nôn, nhưng cũng có khi là cơn đau dữ dội. Nguyên nhân chính là do rối loạn chức năng cơ vòng oddi (van nhú nằm ở ngã ba mật - tụy - tá tràng ) có vai trò điều tiết dòng chảy dịch mật, dịch tụy.
  • Viêm đại tràng co thắt và kém hấp thu muối mật: Biến chứng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân

Như vậy, túi mật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều tiết dòng chảy của dịch mật theo nhịp độ bữa ăn, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi.

Các biến chứng sau cắt túi mật

Biến chứng liên quan đến phẫu thuật như nhiễm trùng, rò rỉ dịch mật, xuất huyết, tổn thương đường mật hoặc một số rủi ro gây mê...

Biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật cũng gây ra những xáo trộn bất thường lên hệ thống tiêu hóa. Người bệnh có thể bị đầy trướng, khó tiêu sau mỗi bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc tiêu chảy kéo dài.

vicare.vn-cat-bo-tui-mat-co-anh-huong-den-tieu-hoa-khong-body-2

Cách giảm khó chịu sau khi cắt túi mật

Các triệu ở đường tiêu hóa có thể giảm dần theo thời gian, tuy nhiên người bệnh cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Chế độ ăn uống

Cách 1: Thực hiện nguyên tắc từ ăn thức ăn từ “lỏng đến đặc”: Sau cắt bỏ túi mật thay vì ăn cơm người bệnh nên tiêu thụ những thực phẩm dễ tiêu (cháo, súp...), có thể dần trở lại ăn uống bình thường khi không cảm thấy khó chịu nữa thì.

Cách 2: Hạn chế chất béo và dễ gây cơn đau mật – bụng, ăn đồ luộc, hấp thay cho đồ chiên xào. Ăn cá, gà bỏ da thay vì thịt lợn, thịt bò.

Cách 3: Ăn tăng dần chất xơ, thời gian đầu sau cắt túi mật, không ăn quá nhiều chất xơ vì dễ gây sình bụng, chỉ nên tăng dần lượng chất xơ từ rau, củ quả được để cơ thể thích nghi. Về lâu dài, người bệnh cần ăn nhiều rau xanh, trái cây có nhiều chất xơ hòa tan như rau khoai lang, mùng tơi, rau đay, quả bơ, cam, bưởi, gạo lật, ...) để giảm hấp thu cholesterol giảm tiêu chảy.

Cách 4: Trong vài tháng đầu chia bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa, chia nhỏ bữa ăn để cơ thể có thời gian thích ứng dần dần với việc thiếu vắng túi mật..

Cách 5: Có thể sử dụng 8 thảo dược quí như: Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Hoàng bá, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng giảm đau bụng, khó tiêu, đầy trướng, và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tiêu hóa và để phòng tái phát sỏi mật sau mổ.

Chế độ sinh hoạt - vận động

Vận động và đi lại nhẹ nhàng ngay sau khi được phép để máu lưu thông tốt hơn, tránh táo bón hoặc liệt ruột sau mổ

Giữ vết mổ luôn khô ráo và sạch sẽ.

Trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần sau mổ chú ý không mang vác vật nặng

Xem thêm:

  • Viêm túi mật-Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi mật
  • Có nên phẫu thuật ngay khi phát hiện sỏi túi mật không?
  • Đau dưới hạ sườn bên phải, sờ thấy căng, ấn vào thấy đau có phải là bệnh viêm túi mật không?