Cảnh giác với bệnh võng mạc tiểu đường

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa ở Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, có khoảng 5% dân số mắc bệnh đái tháo đường và 90% trong số đó mắc bệnh võng mạc tiểu đường sau 10 - 15 năm. Để hiểu và có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, hãy cùng HoiBenh nâng cao “cảnh giác” qua bài vi...

Cảnh giác với bệnh võng mạc tiểu đường Cảnh giác với bệnh võng mạc tiểu đường

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây mù lòa ở Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, có khoảng 5% dân số mắc bệnh đái tháo đường và 90% trong số đó mắc bệnh võng mạc tiểu đường sau 10 - 15 năm. Để hiểu và có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, hãy cùng HoiBenh nâng cao “cảnh giác” qua bài viết dưới đây.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-2

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Võng mạc tiểu đường là bệnh lý gây ra bởi những tổn thương mạch máu nhỏ trong toàn bộ cơ thể, trong đó có thần kinh võng mạc..Bệnh võng mạc tiểu đường có thể phát triển mạnh mẽ cho dù bạn mắc bệnh tiểu đường ở mức độ nặng hay nhẹ. Những dấu hiệu ban đầu của bệnh thường là vấn đề nhẹ liên quan đến tầm nhìn, song diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn tới mù lòa.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường xuất hiện do tình trạng dư thừa đường trong máu. Hàm lượng đường quá lớn sẽ ảnh hưởng tới quá trình các mạch máu vận chuyển máu tới võng mạc. Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường hơn 30 năm sẽ xuất hiện các triệu chứng võng mạc tiểu đường. Do đó, kiểm soát hàm lượng đường trong máu có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh lý này.

Phụ nữ bị tiểu đường từ trước khi mang thai, đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai nên có một buổi kiểm tra sức khỏe mắt toàn diện để xác định xem họ có bệnh lý võng mạc hay không. Ngoài ra, cao huyết áp cũng có thể là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-5

Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc tiểu đường

- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn sớm (Nonproliferative - NPDR)

Trong bệnh lý võng mạc giai đoạn sớm, các mạch máu võng mạc thần kinh bị tổn thương gây rò rỉ máu, các chất dịch vào mắt. Trong một số trường hợp, vị trí trung tâm của võng mạc, hoặc điểm vàng bắt đầu sưng lên. Biểu hiện này gây ra một tình trạng bệnh lý gọi là phù nề điểm vàng. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị trong giai đoạn sớm, người bệnh có thể loại bỏ được nguy cơ mù lòa.

- Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn muộn

Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bệnh với sự xuất hiện những mạch máu bất thường. Các mạch máu này rất dẽ vỡ làm chảy máu vào trong mắt. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, mù lòa sẽ là biến chứng không thể tránh khỏi.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-6

Triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Các triệu chứng của bệnh lý võng mạc tiểu đường thường không xuất hiện cho đến khi những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng mắt. Do vậy để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn nên kiểm tra mắt định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của đôi mắt.

Các triệu chứng thường thấy nhất khi mắc bệnh võng mạc tiểu đường bao gồm:

- Xuất hiện những hạt nổi hay đốm đen trong tầm nhìn của bạn

- Khó nhìn thấy vào ban đêm

- Nhìn mờ

- Mất thị lực

- Khó phân biệt màu sắc

- Xuất hiện đục thủy tinh thể

- Đau nhức mắt

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-7

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường?

Bệnh võng mạc đái tháo đường có thể được chẩn đoán với bằng cách mở rộng mắt để thăm khám. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu dưới đây:

- Sự xuất hiện của mạch máu bất thường

- Vùng mắt sưng tấy

- Sự chảy máu

- Mạch máu bị tắc nghẽn

- Xuất hiện sẹo ở mắt

Bên cạnh phương pháp thăm khám cơ học, bác sĩ cũng sẽ chỉ định chụp hình võng mạc mắt để xác định độ dày của võng mạc. Từ đó, hỗ trợ tối đa cho quá trình chẩn đoán bệnh lý mắt.

Làm thế nào để điều trị bệnh võng mạc tiểu đường?

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Trong đó bao gồm:

- Phẫu thuật laser phototcoagulation: Sử dụng tia laser để kiểm soát sự rò rỉ của mạch máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

- Điều trị bằng laser tán xạ: Sử dụng tia laser để thu nhỏ các mạch máu bất thường ở mắt.

- Vitrectomy: Sẽ giúp loại bỏ máu ở giữa mắt và các mô sẹo trên võng mạc, thay thế bằng các dung dịch muối giúp duy trì trạng thái bình thường của mắt.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-8

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường?

Đối với những trường hợp tiểu đường, duy trì huyết áp khỏe mạnh, lượng đường, cholesterol trong máu là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường. Thêm vào đó, bỏ thuốc lá và tập thể dục thường xuyên cũng giúp ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

vicare-canh-giac-voi-benh-vong-mac-tieu-duong-body-4

Điều quan trọng cần lưu ý nữa là hãy quan tâm đến mọi thay đổi về tầm nhìn của bạn, thực hiện thăm khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Những người bệnh, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để được kiểm tra và tư vấn lộ trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.