Cảnh giác trước bệnh mất trí nhớ ở trẻ em
Sự tăng sinh gốc tự do khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, vậy cần phải làm gì để tránh bệnh mất trí nhớ ở trẻ em .
Cảnh giác trước bệnh mất trí nhớ ở trẻ em
Sự tăng sinh gốc tự do khiến suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa, vậy cần phải làm gì để tránh bệnh mất trí nhớ ở trẻ em .
Bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) là bệnh phổ biến nhất của chứng mất trí. Sa sút trí tuệ (Dementia) là một rối loạn não có ảnh hưởng đến trí nhớ. Trong giai đoạn nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, không nhận ra người thân quen. Rối loạn phổ biến hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi, mặc dù đây không phải là một phần của quá trình lão hóa thông thường. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên nếu bị cao huyết áp, chấn thương đầu và lịch sử gia đình có người mắc bệnh Alzheimer.
Nếu trước đây suy giảm trí nhớ chỉ thường gặp ở người tuổi trung niên, thì nay bệnh đã xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi, có khi chỉ mới đôi mươi. Theo thống kê, bệnh hay quên ở người trẻ hiện nay đang tăng nhanh lên rất cao khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám gặp vấn đề về suy giảm trí nhớ.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở trẻ em
Bệnh lý tâm thần: Đó là các bệnh như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu... làm giảm tập trung chú ý; bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người trẻ. Bệnh kéo dài khiến hoạt động ngày càng yếu đuối đi đến chỗ không thiết làm công việc gì, khả năng lao động và học tập, chú ý, trí nhớ đều giảm.
Sau chấn thương sọ não: Hậu quả của chấn thương sọ não (CTSN) rất khác nhau, từ hồi phục hoàn toàn đến để lại các di chứng nặng nề về thần kinh và tâm thần.
Nhiễm khuẩn: Các bệnh lý hay gặp là viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD...
Do nhiễm độc: Các chất độc thâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường khác nhau, tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây ra tổn thương thần kinh và các rối loạn tâm thần rất đa dạng, cấp tính hoặc kéo dài.
Rượu và chất gây nghiện: Nghiện rượu làm ảnh hưởng đến hiệu suất công tác, đến sức khỏe tâm thần và thể chất, làm tổn thương đến các mối quan hệ gia đình và đời sống xã hội. Người nghiện thuốc phiện bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và trí nhớ.
Do stress: Tình trạng stress không chỉ gây ra những tác động xấu đối với cơ thể mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trí nhớ, đặc biệt là phản ứng stress cấp tính. Một trong những nguyên nhân gây stress ở người trẻ là áp lực học tập.
Rối loạn phân ly: Các rối loạn phân ly hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam. Trong các điều kiện không thuận lợi về tinh thần cũng như thể chất, các rối loạn có thể phát thành “dịch” trong một tập thể. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của các rối loạn phân ly rất đa dạng và hầu hết có rối loạn trí nhớ.
Chậm phát triển tâm thần và động kinh: Chậm phát triển tâm thần (CPTTT) là một nhóm bệnh lý có biểu hiện sự sa sút tâm thần bẩm sinh hay mắc phải trong những năm đầu thời kỳ thơ ấu. CPTTT không phải là một bệnh mà là một trạng thái rối loạn của một bệnh nào đó để lại sự thiếu sót trong các hoạt động trí tuệ và khả năng thích ứng.
Động kinh: Động kinh là một bệnh mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng có thể khác nhau. Trong cơn, người bệnh có thể có những rối loạn vận động. Những hành vi đó có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra.
>>> Xem thêm: 9 triệu chứng của bệnh mất trí nhớ
Phòng ngừa bệnh Mất trí nhớ (Alzheimer)
Uống nước ép rau quả
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống từ 3 khẩu phần nước ép rau quả mỗi tuần trở lên sẽ giảm 76% nguy cơ phát triển các triệu chứng của bệnh Alzheimer so với những người uống nước rau quả ép chưa tới 1 khẩu phần mỗi tuần.
Những người có lượng đường máu cao không thể uống nước ép quả thì nên chuyển sang các loại nước rau ép.Với những người không thích uống nước ép, biện pháp hiệu quả là ăn đủ lượng rau cần thiết.
Đảm bảo lượng axít béo omega-3
Chế độ ăn giàu axít béo omega-3 đặc biệt là DHA có thể giảm đáng kể tiến trình của bệnh Alzheimer được thí nghiệm ở chuột.
Việc sử dụng thực phẩm giàu axít béo omega-3 rất cần thiết cho việc phát triển và duy trì hệ thần kinh khoẻ mạnh để đầy lùi bệnh Alzheimer.
Một số thực phẩm giàu axít béo omega-3 như: dầu gan cá, quả óc chó tươi ngâm trong nước vài giờ, rong tảo biển, rau sam, hạt lanh, cá hồi...
Duy trì cân nặng hợp lý với chiều cao ở từng lứa tuổi
Theo các nghiên cứu được trình bày trong Cuộc họp thường niên lần thứ 58 nghiên cứu về Thần kinh ở Mỹ vào tháng 4/2006, thì những người thừa cân ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ bị bệnh Alzheimer cao hơn so với những người có cân nặng vừa phải ở cùng độ tuổi.
Tích cực hoạt động
Các tế bào não cũng giống như các tế bào vùng cơ nên chúng cần được tập luyện đều đặn để giữ sự khoẻ mạnh và săn chắc.Nếu công việc hàng ngày của bạn ít vận động, tập thể dục đều là biện pháp giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng cường sức khoẻ toàn diện.
Tránh xa nhôm
Theo Viện Sức khoẻ Quốc tế thì thành phần quan trọng trong hợp chất nhôm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh gây bệnh Alzheimer.
Những nguồn phổ biến nhôm nên tránh như:
Pho mát và bánh mỳ ngô đã qua chế biến.
Một số loại thuốc như antacid và aspirin buffer.
Các loại nồi xoong bằng nhôm, không nên nấu rau xanh và cà chua trong các đồ nhôm.
Nhôm có trong chất chống chảy nhiều mồ hôi.
Tránh xa các nguồn có chứa thuỷ ngân
Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa biết chính xác sự liên quan giữa thuỷ ngân và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2001 đăng tải trên tạp chí NeuroReport đã chỉ ra rằng việc xông hít hơi thuỷ ngân có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, gây ra những tổn thương giống biểu hiện ở những người mắc bệnh Alzheimer.
Nguồn thuỷ ngân phổ biến sau nên tránh:
Hỗn hợp hàn răng.
Hải sản, đặc biệt là những loại cá lớn.
Bóng đèn compact, huỳnh quang bị vỡ.