Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của chị em phụ nữ. Dấu hiệu cảnh báo và làm thế nào để điều trị ung thư cổ tử cung?

Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung Cảnh báo và điều trị ung thư cổ tử cung

Như chúng ta đã biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng ở chị em phụ nữ. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về căn bệnh ung thư cổ tử cung là vô cùng vần thiết đối với mỗi người. Vậy, đâu là những dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh này? Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? Hãy chuẩn bị tâm lý và tìm hiểu căn bệnh nguy hiểm này qua các tài liệu, thông tin được tổng hợp dưới đây.

1. Những dấu hiệu cảnh báo

- Chảy máu âm đạo khi quan hệ và khí hư bất thường:

Chảy máu khi quan hệ là triệu chứng nổi bật nhất của bệnh ung thư cổ tử cung, có đến 70% - 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng xuất huyết âm đạo. Các biểu hiện thường thấy như sau khi quan hệ xong hoặc kiểm tra phụ khoa, khí hư có lẫn máu.

Nếu bị chảy máu âm đạo một cách bất thường (những ngày không phải kì kinh nguyệt) thì hãy nên cảnh giác. Lưu ý, mức độ chảy máu ở mỗi người là khác nhau, có người chảy nhiều, có người chảy ít, tuy nhiên đều không xác định rõ nguyên nhân tại sao chảy máu thì nên đi khám ngay để xem có phải do ung thư cổ tử cung gây ra không.

điều trị ung thư cổ tử cung

Đối với phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên ra máu không lí do. Lượng máu không nhiều, hơn nữa không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng thì cần đến bác sĩ để kiểm tra ngay, vì đó rất có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm.

Bên cạnh đó, dịch âm đạo bất thường, đại đa số đều là huyết trắng nhiều, sau đó kèm theo có mùi và thay đổi màu sắc. Nếu thấy dịch âm đạo bỗng dưng chuyển màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu và có mùi khó chịu, chị em cũng nên đề phòng và đi khám phụ khoa sớm.

- Đau lưng và đau vùng chậu:

Đau vùng chậu là hiện tượng cảnh báo bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Bình thường, chị em phụ nữ bị chuột rút trong những ngày kinh nguyệt, nhưng nếu hiện tượng này xảy ra cả những ngày bình thường, thêm vào đó là những dấu hiệu đau nhức ở vùng chậu thì cần phải chú ý. Bạn cần cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng phù ở chân.

điều trị ung thư cổ tử cung

Hiện tượng đau này thường xuất hiện ở bụng dưới hoặc thắt lưng, đôi lúc còn đau ở bụng trên, đùi và các khớp, mỗi khi đến kì kinh, đại tiện hoặc quan hệ sẽ đau trầm trọng hơn. Mỗi khi tiếp xúc vào cổ tử cung thì sẽ thấy đau dấy lên vùng hố chậu, thắt lưng, thậm chí có một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung còn có hiện tượng buồn nôn.

- Xói mòn cổ tử cung:

Chứng bệnh viêm cổ tử cung mãn tính sau một thời gian sẽ phát triển thành bệnh xói mòn cổ tử cung. Những triệu chứng phổ biến và dễ nhận thấy nhất của xói mòn cổ tử cung đó chính là: tăng tiết dịch âm đạo, tiết dịch âm đạo kèm theo máu, tiết chất nhớt màu vàng, một số ít bệnh nhân bị chảy máu khi tiếp xúc. Trong đó xói mòn cổ tử cung nghiêm trọng còn kèm theo các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu cấp v.v... Chất dịch bị viêm thường xuyên kích thích gây ra chứng ngứa âm hộ.

Bên cạnh đó, do các hạch bạch huyết ở cổ tử cung kết nối trực tiếp với các mô tử cung, triệu chứng viêm nhiễm cơ thể theo đường lưu thông của bạch huyết lây lan sang vùng chậu, gây viêm mô liên kết xương chậu, xuất hiện các triệu chứng đau thắt lưng, phình bụng dưới v.v...

Thông thường bệnh nhân ung thư cổ tử cung thường bị xói mòn cổ tử cung. Chính vì thế phụ nữ khi xuất hiện các triệu chứng xói mòn cổ tử cung, nên đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

- Bất thường trong tiểu tiện:

Khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay bị đau khi đi tiểu kèm theo máu thì nên đi khám ngay lập tức. Trường hợp này rất nguy hiểm, bởi nếu bị bệnh thì với dấu hiệu này thì các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

>>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

2. Điều trị ung thư cổ tử cung

Để việc điều trị bệnh được hiệu quả, các bệnh nhân nên tuân theo từng giai đoạn điều trị. Có nhiều biện pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung trong đó hai phương pháp phẫu thuật và xạ trị được sử dụng chủ yếu . Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sỹ điều trị sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp

điều trị ung thư cổ tử cung

- Giai đoạn I: Ở giai đoạn này cổ tử cung có bướu nhỏ hơn 4cm. Lúc này bướu còn lưu trú tại cổ tử cung. Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật hoặc dùng các phương pháp chiếu tia laser, nhiệt (điều trị bằng sức nóng) hoặc làm lạnh (đóng băng các tế bào) để diệt các vùng bất thường tại cổ tử cung.

- Giai đoạn II: Giai đoạn này bệnh đã lan sang các mô cạnh tử cung và 1/3 trên âm đạo. Phương pháp tối ưu điều trị là phương pháp hóa trị và xạ trị đồng thời.

- Từ giai đoạn III đến giai đoạn IV: Ở giai đoạn này, bệnh đã lan rộng sang vùng tử cung, âm đạo và các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng. Việc phẫu thuật gần như không thể thực hiện được bởi nó không an toàn và nguy cơ tái phát sau phẫu thuật cũng cao. Do đó, phải điều trị bằng xạ trị kết hợp hóa trị đồng thời và phải dùng cả 2 phương pháp xạ trị ngoài và xạ trị trong. Lúc này tế bào ung thư có thể di căn qua gan phổi bất cứ lúc nào. Một khi đã di căn, việc điều trị khỏi bệnh ung thư cổ tử cung chỉ còn là hy vọng rất mong manh. Các bác sĩ sẽ dùng hóa trị nhằm ngăn chặn tạm thời sự phát triển của căn bệnh.

điều trị ung thư cổ tử cung

Nếu được điều trị, tỷ lệ sống trên 5 năm sau khi điều trị ung thư cổ tử cung là 92% cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80% đến 90% cho ung thư giai đoạn I, và 50% đến 65% cho giai đoạn II. Chỉ có 25% đến 35% phụ nữ ở giai đoạn III và ít hơn 15% sau điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IV còn sống sau 5 năm. Do đó, tầm soát và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất quan trọng.

>>> Xem thêm: Bài thuốc dân gian kì diệu hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung