Cận thị nên ăn gì tốt nhất?
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến trong cuộc sống gây ảnh hưởng tới tầm nhìn, tâm lý, sinh hoạt và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.
Cận thị nên ăn gì tốt nhất?
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Ngoài ảnh hưởng tới tầm nhìn, bệnh cận thị còn kéo theo nhiều vấn đề liên quan khác như ảnh hưởng tâm lý, gây khó khăn trong sinh hoạt và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh.
Vì sao bạn mắc bệnh cận thị?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh cận thị, trong đó bạn nên chú ý một số lý do sau:
- Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh cận thị từ 6 đi ốp trở lên thì khả năng di truyền cho con sẽ là 100%
- Hầu hết trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên và trẻ sinh ra có cân nặng thấp đều bị cận thị trong giai đoạn từ 7 - 15 tuổi.
- Thiếu ngủ hay ngủ quá ít
- Người đọc sách nhiều, ngồi học hoặc làm việc sai tư thế, để mắt quá gần sách
- Xem tivi hoặc sử dụng máy tính quá lâu trong khoảng cách gần (dưới 3m)
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng cận thị
Khi mắc bệnh cận thị, bạn không chỉ đối mặt với vấn đề suy giảm thị giác mà còn thường xuyên phải trải qua những cơn đau và nhức mỏi mắt, gây ảnh hưởng trực tiếp tới học tập, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, khi không may mắc cận thị, bạn cần được điều trị sớm cũng như có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện thị lực, bảo vệ sức khoẻ đôi mắt. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh cận thị nên ăn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau củ quả có màu đỏ (cà rốt, rau dền, gấc,...), gan động vật, lòng đỏ trứng gà, sữa bò,... giúp hạn chế tình trạng khô mắt, ngăn ngừa bệnh quáng gà và nâng cao thị lực cho người bệnh cận thị.
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 và niacin như các loại đậu, lạc, gạo nứt, thịt nạc, rau lá xanh, táo, ngô,... được khuyên dùng cho người bệnh cận thị để bổ sung đầy đủ vitamin B1, ngăn ngừa tình trạng viêm dây thần kinh thị giác có thể dẫn tới sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng... Ngoài ra, thiếu niaxin sẽ gây rung giật nhãn cầu, đây cũng là một nguyên nhân làm suy giảm thị giác...
Thực phẩm giàu vitamin B2 như các loại thịt nạc, trứng, đậu, rau xanh và sữa bò,... Vitamin B2 hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá của thị võng mạc và giác mạc được bình thường. Khi cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể (nhân mắt)... Người bệnh cận thị cần sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này để giảm triệu chứng ở mắt, bảo vệ đôi mắt vốn đang yếu ớt của bạn.
Thiếu crôm là một trong các tác nhân chính dẫn tới bệnh cận thị. Hơn nữa, khi đã mắc bệnh, nếu người bệnh tiếp tục không cung cấp đủ crôm cho cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng lồi mắt, tăng độ cận. Vì thế, các bác sỹ khuyên người cận thị nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều crôm như men bia, rượu, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, các loại nấm,...
Võng mạc mắt là nơi chứa hàm lượng kẽm cao nhất trong cơ thể vì vậy khi cơ thể thiếu kẽm thì thị lực sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Người bệnh cận thị nên ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như các loại sò biển, cá trích, gan và các loại trứng,... để bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể.
Canxi có liên quan tới nhãn cầu. Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ dễ dẫn tới tình trạng sụt giảm khả năng đàn hồi của củng mạc, nhãn cầu bị giãn và phát triển thành cận thị. Những thức ăn chứa nhiều canxi có trong tôm, cua, các loại cá, rau câu, vừng, đậu tương, bơ...
Cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường sử dụng những thực phẩm có lợi cho mắt sẽ giúp ích cho quá trình điều trị cận thị. Người bệnh nên lưu ý bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn để bảo vệ đôi mắt của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Đọc thêm các bài viết về sức khoẻ bổ ích tại HoiBenh.